(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Kết quả đã đạt và vượt 14/14 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.



Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến Mai Châu.

Một ngày đầu thu chúng tôi có dịp lên xã Thành Sơn. Cuộc sống nơi đây đang thay đổi từng ngày. Ông Ngần Văn Thìn năm nay hơn 70 tuổi cho biết: Điều khiến tôi vui mừng nhất là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương đã khác xưa nhiều. Nhờ Nhà nước đầu tư điện lưới quốc gia đã đến với các hộ dân, đường giao thông đến tận xóm, nước sinh hoạt từ hệ thống tự chảy được đưa đến từng hộ gia đình. Các hộ nông dân đã biết làm nông nghiệp theo hướng thị trường như trồng lúa giống mới, trồng cây ăn quả, trồng rau màu, tỏi… phù hợp điều kiện canh tác địa phương nên không còn đói khổ như trước. Ngoài phát triển nông nghiệp, nhiều bà con trong xã tận dụng lợi thế địa phương làm du lịch cộng đồng như gia đình ông Khà Văn Bình, xóm Nà Phặt. Du khách được trải nghiệm các sản phẩm du lịch như: Múa hát, nhảy sạp, đạp xe quanh bản làng, đeo gùi xuống đồng, thu hái ngô, khoai lang, trái cây, làm vườn, ruộng cùng người dân trong xóm. Từ sự chuyển đổi này tạo thu nhập cho các hộ.

Đảng bộ huyện đã lãnh đạo bà con Nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của huyện đạt 16,15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành CN - TTCN, dịch vụ, du lịch. Toàn huyện có 736 cơ sở sản xuất TTCN, tạo nhiều việc làm cho người lao động; có 744 cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ với 2,4 nghìn lao động tham gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,8 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 12,07% so với dự toán giao hàng năm. Tổng sản lượng lương thực dạng hạt đạt 31,7 nghìn tấn. 91% đường huyện, đường liên xã, 67,6% đường nội xóm được cứng hóa. Tỷ lệ hộ dân dùng diện lưới quốc gia đạt 100%; 98% người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân mỗi xã đạt 15,14 tiêu chí, không có xã đạt dưới 11 tiêu chí NTM.

Một trong những hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của Mai Châu là du lịch. Huyện ủy Mai Châu đã ban hành Chương trình hành động số 06-CT/HU, ngày 20/10/2016; UBND huyện ban hành Đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Để thu hút và phát triển du lịch, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, bản sắc văn hoá dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp các sở, ngành tăng cường quảng bá tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của huyện. Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Sau 5 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, toàn huyện có 147 cơ sở lưu trú, 13 khách sạn, 28 nhà nghỉ, 106 homestay, trong đó có các điểm du lịch nổi tiếng như: bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe)… Lượng khách trung bình hàng năm tăng 3,23%. Hiện, trên địa bàn có 15 dự án du lịch, thương mại được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 1.178 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, tuy khó khăn do dịch Covid-19 nhưng huyện đã triển khai các hoạt động kích cầu du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên hoạt động tương đối ổn định. Trong 6 tháng đầu năm có trên 268 nghìn lượt khách đến thăm quan, tổng doanh thu trên 200 tỷ đồng.  

Nhằm đạt các chỉ tiêu đại hội Đảng bộ huyện đề ra trong nhiệm kỳ mới, huyện tập trung huy động mọi nguồn lực, thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Việt Lâm

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục