(HBĐT) - Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; nhà cao tầng, nhà mái ngói ở vùng nông thôn mọc lên san sát; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mình mạnh mẽ.

 


Khu du lịch Serena Resort Kim Bôi (xã Sào Báy) - điểm nhấn du lịch Mường Động.

Cách đây chưa lâu, chúng tôi có dịp về vùng nhãn Xuân Thủy, thăm quan mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Bùi Văn Lực, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy (nay là xã Xuân Thủy) - gia đình tiên phong làm kinh tế giỏi ở Mường Động. Không chỉ làm giàu, ông Lực còn giúp bà con trong xóm, xã từ cây giống đến phương pháp sản xuất. Người dân trong xã cho biết, trong thập niên 90, đường sá chưa có, điện lưới cũng chưa về hết các xóm, đời sống người dân vô cùng vất vả. Ông Lực là người đưa cây nhãn Hương Chi về Xuân Thủy. Lần đầu tiên trên địa bàn xã có diện tích trồng nhãn được áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh với 2,5 ha. Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết các cấp soi đường, mở lối, diện tích trồng nhãn của xã ngày càng mở rộng, đưa loại cây này trở thành cây chủ lực, mũi nhọn trong sản xuất trồng trọt của địa phương. Cuộc sống người dân Xuân Thủy dần đổi thay. Dân tin theo Đảng, bám đất, vươn lên thoát nghèo trên mảnh đất quê hương. 

Cùng với Xuân Thủy, bước tiến dài của nông nghiệp, nông thôn khắp các miền quê đã tạo nên những đổi thay ở vùng Mường Động. Đã ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Bùi Thị Ngảnh, xóm Vố, xã Kim Bôi từng chứng kiến bao bước vượt khó, chuyển mình của vùng đất này. Cụ nhớ lại: Cách đây khoảng mươi năm, người dân chỉ chú trọng trồng lúa thì hiện nay, nhiều cây trồng có tiềm năng, lợi thế, giá trị kinh tế cao được đưa vào thay thế. Vùng trồng mía tím mở rộng ở nhiều xã như Vĩnh Tiến, Tú Sơn. Huyện xây dựng, phát triển được 2 thương hiệu sản phẩm là nhãn Sơn Thủy và cam Mường Động. Các chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, HTX với Nhân dân duy trì hiệu quả. Trong đó phải kể đến chuỗi cây ăn quả có múi gần 150 ha/năm tại các xã: Tú Sơn, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đú Sáng, Kim Lập; chuỗi sản xuất cây dược liệu 23 ha/năm tại xã Hùng Sơn; chuỗi rau VietGAP 100 ha tại xã Đú Sáng… Một số mô hình mới đã phát huy hiệu quả như: trồng chuối tiêu tại xã Kim Bôi rộng 3 ha, trồng hơn 1 ha trà hoa vàng tại xã Nuông Dăm… 

Thành tựu trong lĩnh vực CN-TTCN của địa phương cũng rất đáng kể với mức tăng trưởng bình quân đạt trên 10%. Sản phẩm sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, trong đó, các sản phẩm nước khoáng, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, gia công các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng đã khẳng định được chỗ đứng, có sức cạnh tranh. Trên địa bàn hiện có trên 200 doanh nghiệp, HTX. Hoạt động của các doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH ở địa phương. Đối với HTX chủ yếu hoạt động về dịch vụ nông nghiệp. Một số HTX tích cực tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Không ít sản phẩm của các HTX đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao.

Tận dụng nguồn nước khoáng nóng được ví như "vàng trắng”, huyện đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Cụ thể hóa các định hướng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, đồng thời bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Kim Bôi đã xây dựng đề án phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, hiện tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2021- 2025. Với những hành động cụ thể, Mường Động đang "nóng” lên khi nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, khảo sát triển khai các dự án đầu tư du lịch chất lượng cao trên địa bàn. Tập đoàn Vingroup, Sun Group và nhiều doanh nghiệp lớn nghiên cứu, khảo sát lĩnh vực du lịch sinh thái, đô thị. Công ty CP châu Á - Thái Bình Dương (thuộc Tập đoàn APEC) đã mua toàn bộ dự án của một doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng không triển khai, để thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo. Với nhiều giải pháp hiệu quả, Kim Bôi vẫn là điểm đến an toàn trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng khách đến trong 9 tháng ước đạt 110.500 lượt, doanh thu đạt 133.600 triệu đồng, đạt 53,2% kế hoạch và bằng 141,3% so với cùng kỳ.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hoàng Thư, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi phấn khởi khi nói về những kết quả đạt được. Từ một huyện nghèo, nhờ triển khai đồng bộ các chính sách của T.Ư và tỉnh, phát huy hiệu quả nội lực, Mường Động đang từng ngày khởi sắc, vươn lên, tạo tiền đề quan trọng để địa phương bước vào nhiệm kỳ mới với quyết tâm phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng, thu ngân sách 120 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa 25%, tỷ lệ giảm nghèo 3,5%; 10 xã đạt chuẩn NTM…

Nguyễn Yến


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục