(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có trên 500 nghìn người trong độ tuổi lao động, tổng số người trong lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt 17,87%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 13,46%; lao động tự do (LĐTD) chiếm trên 78%. Do không có hợp đồng lao động, không đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) nên LĐTD không được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Vì vậy, họ luôn đối mặt với nhiều khó khăn khi gặp phải tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp. 



Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (bên phải) ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) quyết định tham gia BHXH tự nguyện để phòng thân lúc về già.

Anh Nguyễn Văn Đích ở TP Hòa Bình làm nghề thợ xây hơn 20 năm, làm cho chủ thầu xây dựng. Việc xây dựng các công trình tư nhân chỉ thỏa thuận với nhau, chưa từng ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Bởi thế, anh Đích không được chủ thầu đóng BHXH, BHYT, BHTN. Đầu năm 2021, anh Đích bị gãy tay do ngã giàn giáo. Khi sự cố xảy ra, anh Đích chỉ được chủ thầu hỗ trợ một ít chi phí điều trị. Anh cho biết: Trước do chủ quan không mua BHYT nên thời điểm tôi bị tai nạn chi phí điều trị gia đình tự lo hết, phải chạy vạy vất vả. 

Còn vợ chồng anh Bùi Văn Mức ở huyện Kim Bôi đi làm thuê cho các chủ vườn tại Cao Phong. Lúc hết việc thì đi làm xây, ai thuê gì làm nấy. Ngoài tiền công vợ chồng anh không có thêm quyền lợi gì. Anh Mức cho biết: 2 năm trước, trong lúc làm việc trèo lên cây cao do bất cẩn gây chấn thương ở chân đến giờ vẫn còn đi khập khiễng. Trước khi bị chấn thương, tôi có mua BHYT hộ gia đình nên cũng đỡ được phần nào tiền thuốc men. Bị tai nạn, tôi càng thấm thía sự vất vả, thiệt thòi của LĐTD khi không tham gia BHXH tự nguyện và BHYT. Cùng nhóm đi làm với anh Mức có anh Bùi Văn Lập. Anh chia sẻ: Tôi đã đi làm nhiều năm nhưng không được chủ sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Cuối năm 2020, khi đang phát cỏ chẳng may phát phải hòn đá bị gãy lưỡi dao phát bay vào chân. Chủ sử dụng lao động thanh toán tiền công và hỗ trợ tiền thuốc. Tôi phải nghỉ việc hàng tháng nên gia đình khó khăn. Giờ ở nhà chưa tìm được việc làm phù hợp, cuộc sống khó khăn mới thấy LĐTD như tôi thiệt thòi trăm bề. 

Cũng là LĐTD, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) làm nghề bán hàng. Chị cho biết: Mấy năm trước nghe thông tin tuyên truyền về BHYT hộ gia đình tôi có tham gia nên khi ốm đau đi khám, điều trị tại bệnh viện cũng yên tâm. Tuy nhiên, mấy năm nay, sức khỏe kém, ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập giảm dần. Vợ chồng tôi nghĩ nếu cứ như này đến lúc tuổi cao không có khoản thu nhập để nghỉ hưu. Do vậy, vợ chồng tôi quyết định tham gia BHXH tự nguyện. Đây là phương án "phòng thân” lúc về già.

Theo tìm hiểu, phần lớn LĐTD phải làm việc với cường độ cao, thiếu các phương tiện bảo hộ lao động, công việc, thu nhập thất thường. Mặt khác, họ không được ký kết HĐLĐ, không được đóng BHXH, BHYT, BHTN, vì thế không được hưởng các quyền lợi về an sinh xã hội như: Chế độ thai sản, khám sức khỏe định kỳ, đào tạo nâng cao tay nghề, huấn luyện an toàn lao động… LĐTD còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như: Mất sức lao động sớm, dễ bị mất việc, khi chẳng may xảy ra TNLĐ phải tự lo liệu. Do phần lớn LĐTD làm việc không có giao kết HĐLĐ nên khi sự cố TNLĐ xảy ra, cơ quan chức năng không nắm được vì chủ sử dụng lao động cũng như người lao động thường không khai báo. Điều này gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH tỉnh) cho biết: Trong những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện một số chính sách hướng về nhóm lao động tự do như BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đã tạo điều kiện cho LĐTD được chăm sóc sức khỏe, hưởng chế độ hưu trí, tử tuất… Người lao động có quyền lựa chọn mức đóng, hình thức đóng phù hợp điều kiện kinh tế của mình. Được Nhà nước hỗ trợ đóng, được hưởng lương hưu khi về già, lương hưu điều chỉnh theo giá tiêu dùng. Đồng thời, được cấp thẻ BHYT trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe…

Việt Lâm

Các tin khác


Công ty TNHH Esquel Việt Nam ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh 200 triệu đồng

(HBĐT) - Sáng 4/10, lãnh đạo Công ty TNHH Esquel Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Lương Sơn tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã trao 200 triệu đồng ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh thông qua UB MTTQ tỉnh.           

Tiếp sức trẻ em nghèo đến trường

(HBĐT) - Khoảng 236.000 học sinh, sinh viên toàn tỉnh vừa bước vào năm học 2021 - 2022. Trong mùa vui tựu trường, hàng nghìn phần quà thiết thực, ý nghĩa từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã được trao cho trẻ em nghèo với mong muốn tiếp sức, nâng bước các em đến trường.

Hội LHPN huyện Mai Châu: Ra mắt mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Tòng Đậu

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Mai Châu vừa tổ chức ra mắt mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại xóm Tòng, xã Tòng Đậu.

Những cây cao, bóng cả của bản làng nơi rẻo cao Đà Bắc

(HBĐT) - Ở những bản làng của đồng bào Tày, già làng, người có uy tín (NCUT) chính là những cây cao, bóng cả. Họ là chỗ dựa cho bản làng và luôn tiên phong trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Cuộc sống mới ở vùng đất khó Yên Thủy

(HBĐT) - Chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn là những thử thách rất lớn đặt ra đối với phát triển nông nghiệp của Yên Thủy. Hiện, trên địa bàn huyện có khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh với diện tích quy hoạch 220 ha. KCN Lạc Thịnh được thành lập từ năm 2011, trong đó, diện tích công nghiệp theo quy hoạch là 134,92 ha.

Tiếp tục vận động quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 30/9, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh đã có Văn bản số 1554/MTTQ-BTT về việc tiếp tục vận động ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục