(HBĐT) - Bất bình đẳng giới (BĐG) là nguyên nhân gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Thời gian qua Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình hiệu quả nhằm làm thay đổi nhận thức về MCBGTKS, góp phần cải thiện chất lượng dân số.
"Thúc đẩy BĐG góp phần giảm thiểu MCBGTKS” được lựa chọn là chủ đề ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10/2021, với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển trong tình hình mới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái nhằm hướng đến một xã hội bình đẳng. Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ, năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là 115,3 bé trai/100 bé gái, năm 2020 tỷ lệ này là 112,1/100. Mặc dù TSGTKS đã được khống chế và giảm dần theo từng năm, nhưng vẫn thuộc nhóm các tỉnh có TSGTKS cao so với toàn quốc và có nguy cơ tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do tư tưởng muốn có con trai, những định kiến về giới vẫn tồn tại và ăn sâu vào nhận thức của người dân, một số cán bộ, đảng viên.
Một trong những giải pháp then chốt nhằm ngăn chặn tình trạng MCBGTKS là tăng cường công tác BĐG và nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em gái. Để từng bước khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng MCBGTKS, tiến tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể đã ban hành một số văn bản nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân số và phát triển nói chung, cũng như hoạt động kiểm soát MCBGTKS. Tích cực triển khai các hoạt động, giải pháp cụ thể, mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS với nhiều nội dung, hoạt động phong phú, theo từng nhóm đối tượng cụ thể, phù hợp đặc thù của địa phương. Xây dựng, duy trì các câu lạc bộ trong các cấp Hội như: "Phụ nữ không sinh con thứ 3, giúp nhau làm kinh tế, nói không với lựa chọn giới tính khi sinh”, "Giới và BĐG”, "Kiểm soát MCBGTKS”, "Dân số - gia đình - trẻ em”… Đồng thời, triển khai có hiệu quả các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái trong cộng đồng. Qua đó, nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân được nâng cao, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Chủ đề ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay là "Thúc đẩy BĐG góp phần giảm thiểu MCBGTKS”. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay, ngành dân số tỉnh không tổ chức hoạt động tập trung đông người, mà triển khai một số hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng Internet, mạng xã hội facebook, zalo, tiktok, youtube... Nội dung tuyên truyền được Chi cục tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Luật BĐG, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh; nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng MCBGTKS... nhằm thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề là gái, từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái.
ĐỖ HÀ
(HBĐT) - Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố Hòa Bình vừa tổ chức chương trình trao tặng con giống cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch Covid-19 trên địa bàn.
(HBĐT) -Từ ngày 1/10, ngành BHXH triển khai thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc BHXH tỉnh xung quanh vấn đề này.
(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Lạc Thủy là huyện giáp ranh với tỉnh Hà Nam - nơi bùng phát chùm ca bệnh Covid-19. Mới đây, trên địa bàn huyện có ca dương tính với SARS-CoV-2. Cùng cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch (PCD), UB MTTQ huyện đã phát huy vai trò tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác, tích cực PCD.
(HBĐT) - Với việc ban hành chương trình khung giúp đỡ các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK); phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xóm ĐBKK; tăng cường nhận rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kim Bôi đã có nhiều chuyển biến. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, văn hóa, phong tục tập quán được giữ gìn, tình hình an ninh, trật tự nông thôn đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 22/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các cấp ủy đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tăng cường chỉ đạo tiến hành rà soát, xây dựng quy định và thực hiện nghiêm các quy trình, thủ tục, nội dung về nghiệp vụ của công tác văn thư, lưu trữ (VT-LT) theo quy định.
(HBĐT) - Ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Hòa Bình, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hòa Bình đã thực hiện công tác chi trả cho khách hàng Bùi Văn Hưng có địa chỉ thường trú tại xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) với số tiền chi trả là 120 triệu đồng do bị ốm và qua đời trước sự chứng kiến của gần 100 khách hàng toàn tỉnh tham gia hội nghị tri ân khách hàng.