(HBĐT) - Với việc ban hành chương trình khung giúp đỡ các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK); phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xóm ĐBKK; tăng cường nhận rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Kim Bôi đã có nhiều chuyển biến. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, văn hóa, phong tục tập quán được giữ gìn, tình hình an ninh, trật tự nông thôn đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố.
Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thực hiện mô hình trồng rau hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Từ năm 2018, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1878 về việc ban hành Chương trình khung giúp đỡ các xóm ĐBKK thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2018 - 2020, đồng thời ban hành quyết định về việc cử các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã ĐBKK. Thông qua việc thực hiện chương trình khung đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cán bộ, tạo điều kiện để người dân phát huy tiềm năng, nội lực từ cơ sở, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ chương trình khung, huyện lồng ghép đưa nguồn lực của các chương trình như 135, giảm nghèo đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho vùng đồng bào khó khăn.
Triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tính đến nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư 273 công trình, trong đó có 106 công trình giao thông, 105 công trình nhà văn hóa, 8 công trình trường học, 30 công trình thủy lợi, 11 công trình nước sinh hoạt và 12 công trình khác. Tổng nguồn vốn đầu tư hơn 122 tỷ đồng. Ngoài ra, được hỗ trợ của dự án viện trợ của Chính phủ Ailen, huyện đầu tư, nâng cấp 12 công trình về giao thông và trường học. Theo đồng chí Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng Dân tộc huyện, các công trình được quản lý theo cơ chế đặc thù Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã huy động thêm nguồn lực của Nhân dân đóng góp, giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường vai trò giám sát, quản lý của cộng đồng trong quá trình triển khai xây dựng. Vì vậy, các công trình phù hợp với nguyện vọng của người dân tại cơ sở, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Song song với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào khó khăn. Tính đến thời điểm này, huyện đã triển khai cho 16.405 hộ được hưởng các chính sách về hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc, thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp và hỗ trợ nhân rộng 10 mô hình giảm nghèo. "Từ các mô hình được nhận rộng, người dân nông thôn từng bước ứng dụng cây con giống, kỹ thuật mới vào sản xuất. Như hiện nay, mô hình chăn nuôi vịt Bắc Kinh, nuôi bò sinh sản, dưa chuột Nhật, khoai tây cao sản, mô hình nhãn Sơn Thủy... đã góp phần mang lại giá trị kinh tế cho nhiều hộ dân, nhất là những hộ dân vùng sâu, xa, vùng ĐBKK" - đồng chí Nguyễn Việt Hòa cho biết.
Với việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án, lựa chọn những mô hinh sinh kế phù hợp với thực tế địa phương, các chính sách hỗ trợ vùng khó khăn huyện Kim Bôi đã phát huy hiệu quả, đồng thời khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hiện nay, hệ thống đường giao thông liên xã đảm bảo 100% xã ĐBKK có đường đến trung tâm xã; hệ thống trường học các xã vùng khó khăn được đầu tư kiên cố hóa; 100% trẻ mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi đến các cấp học là con hộ nghèo người dân tộc đều được hưởng chính sách hỗ trợ. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa cũng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2016 - 2020 giảm từ 35,04% còn 9,85%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ hơn 14 triệu đồng năm 2016 lên hơn 33 triệu đồng năm 2020. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đã tác động không nhỏ đến quá trình thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập của người dân.
P.L
(HBĐT) - Ngày 22/10, Sở GTVT ban hành Thông báo số 3407/TB-SGTVT về việc hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải thuộc lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
(HBĐT) - Chưa đủ kiến thức, kỹ năng xử lý khi gặp những tình huống đe dọa đến sự an toàn của bản thân, việc để trẻ tiếp cận sớm với internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, sự phát triển về đạo đức… Gia đình chính là một lá chắn quan trọng góp phần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
(HBĐT) - Theo thống kê, tính từ đầu năm đến ngày 21/10 đã có 181 tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh với tổng số tiền 541 triệu đồng. Trong đó, Trung ương Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam chuyển về 100 triệu đồng; các tổ chức, cá nhân trong tỉnh ủng hộ 441 triệu đồng.
(HBĐT) - Những năm qua, vai trò của các tổ hòa giải trên địa bàn huyện Cao Phong được phát huy mạnh mẽ, giải quyết nhiều vụ việc, mâu thuẫn trong Nhân dân, góp phần ổn định tình hình ANTT, giữ gìn mối đoàn kết trong cộng đồng, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Hiện Việt Nam tạm thời công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao.