(HBĐT) - Khoảng 10 ngày trở lại đây, giá các loại rau xanh tăng mạnh, một số loại tăng gấp đôi, gấp ba so với tháng trước. Rau xanh tăng giá quá cao khiến người tiêu dùng gặp khó khăn.
Hiện, các loại rau xanh ăn lá có giá cao gấp đôi so với tháng trước. Ảnh chụp tại chợ Nghĩa Phương (TP Hòa Bình).
Theo ghi nhận, sáng 26/10, tại một số chợ dân sinh trên địa bàn TP Hòa Bình, giá các mặt hàng rau, củ rất cao. Rau muống, rau mồng tơi, rau ngót từ 10.000 - 15.000 đồng/bó; bắp cải 25.000 - 30.000 đồng/cây; cải ngọt, cải ngồng, cải chíp 30.000 đồng/ kg; hành tươi 60.000 đồng/kg, rau mùi 100.000 đồng/kg; thì là 200.000 đồng/ kg; cà chua 30.000 đồng/kg…
Lý giải nguyên nhân khiến giá rau xanh tăng mạnh, các tiểu thương cho biết: Giá rau xanh tăng khoảng hơn 10 ngày nay, nhiều loại rau ăn lá tăng gấp đôi, chỉ có bí xanh, bí đỏ, ngô ngọt, khoai tây là giá nhích lên 2.000 - 3.000 đồng/kg. Các loại rau gia vị như hành, thì là, mùi, xà lách có lúc tăng gấp 3 lần so với trước và rất khan hàng. Theo các tiểu thương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, số 8 kết hợp không khí lạnh tăng cường trong những ngày qua khiến rau tại các địa phương trong, ngoài tỉnh bị ngập úng, dập nát, làm năng suất giảm mạnh. Hơn nữa, đây là thời điểm giao mùa nên rau vụ đông chưa thu hoạch rộ, trong khi đó, rau vụ hè thu đã hết mùa khiến cung không đủ cầu. Khách hàng mua rau khi hỏi giá ai cũng kêu xót ruột. Bởi mới tháng trước chỉ cần mua 10.000 - 20.000 đồng đã đủ ăn cả ngày, thì nay phải tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 mới đủ.
Chị Hoàng Thị Thức, tổ sản xuất rau hữu cơ Liên Sơn, xã Liên Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: Mưa kéo dài, cùng với thời tiết lạnh đột ngột khiến các loại rau ăn lá bị hỏng, sản lượng rau của tổ sản xuất sụt giảm tới 50%. Một số loại rau vụ hè thu sắp hết mùa như rau muống, mồng tơi, trong khi các loại rau vụ đông bắt đầu gieo trồng, chưa kịp phát triển. Khoảng 30 ngày nữa rau vụ đông của tổ thu hoạch rộ sẽ khắc phục được tình trạng khan hiếm rau như thời điểm này.
Người tiêu dùng chưa kịp mừng vì giá thịt lợn hạ nhiệt, giờ lại đau đầu khi giá rau xanh tăng với tốc độ "phi mã”. Chị Nguyễn Huyền Trang, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ: Đầu tháng 10 tôi vẫn mua 7.000 đồng/mớ rau muống mà giữa tháng đã lên 10.000 đồng/mớ, hiện là 13.000 đồng/ mớ. Giật mình hơn khi tôi nghe giá các loại rau thơm thấy tăng chóng mặt, trước chỉ cần mua 2.000 đồng hành lá là đủ dùng giờ mua 5.000 đồng cũng không đủ. Với thói quen ăn nhiều rau xanh, song gần tuần nay, để cân đối chi tiêu trong thời dịch bệnh khó khăn tôi mua rất ít rau xanh, hạn chế sử dụng rau thơm, thay vào đó mua các loại củ, bí xanh, bí đỏ…
Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân cần đẩy mạnh các giải pháp chăm sóc rau vụ đông. Chủ động đảm bảo nước tưới cho các vùng trồng rau tập trung, quy mô hàng hóa, đa dạng chủng loại rau cung cấp cho thị trường. Đối với diện tích rau bị ảnh hưởng do mưa lớn những ngày qua, cán bộ ngành nông nghiệp các địa phương cần bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc rau màu, khắc phục hậu quả sau mưa úng. Sau ngập úng bà con phải tiêu thoát nước kịp thời, sau đó xới xáo để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bên cạnh đó, bà con cần kiểm tra mức độ thối của củ giống, cây giống, thu gom các củ, cây giống bị thối để tránh lây lan; kịp thời bón phân, tưới hoặc phun chất kích thích ra rễ kết hợp trồng dặm đảm bảo mật độ, phun thuốc phòng một số loại nấm phát sinh trong điều kiện độ ẩm cao.
Hiện, nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả cho thị trường trong tỉnh chủ yếu từ tỉnh Phú Thọ và các vùng trồng rau trong tỉnh. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, tỉnh phấn đấu trồng 3.000 ha rau, đậu các loại, chuẩn bị cho thu hoạch nên việc thiếu rau xanh sẽ được giải quyết. Do đó, người dân không cần quá lo lắng về nguồn cung rau xanh trong thời gian tới.
(HBĐT) - Những ngày gần đây, trong điều kiện bình thường mới, các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh đã mở cửa trở lại. Bên cạnh việc duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại các cơ sở dịch vụ ăn uống tiếp tục được quan tâm, chú trọng.
(HBĐT) - Hội Người cao tuổi (NCT) TP Hòa Bình có 18.279 hội viên, sinh hoạt tại 19 cơ sở Hội. Thực hiện hoạt động chăm lo và phát huy vai trò NCT, các cấp Hội chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đa dạng, cụ thể, thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy vai trò NCT trong cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Cầm quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn vào dịp 2/9 vừa qua, sau hơn 3 năm 6 tháng chấp hành án phạt tù về hành vi "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” trở về địa phương, chị Bùi Thị Dình, trú tại xóm Chạo, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) chia sẻ: Khi trở về với cộng đồng, việc đầu tiên tôi phải làm đó là tái hòa nhập với cuộc sống xã hội. Khi còn chấp hành án, nhiều lúc tôi vẫn mông lung suy nghĩ, không biết khi ra tù mình sẽ làm gì để tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ), để có cuộc sống ổn định. Khi về nhà, nhận được quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người thân sẵn sàng dang rộng vòng tay chào đón, tạo điều kiện hỗ trợ là động lực để tôi có đủ tự tin, quyết tâm làm lại cuộc đời sau lầm lỗi.
Nơi tự xưng là "Tịnh thất Bồng Lai" đã lợi dụng Phật giáo và danh nghĩa nuôi "trẻ mồ côi" (mà thật ra là con cháu ruột của ông Lê Tùng Vân) để trục lợi tiền từ thiện.