(HBĐT) - Sở Nội vụ vừa phối hợp với UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước (QLNN) về công tác tôn giáo cấp xã cho 100 đại biểu là lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các ngành, đoàn thể chính trị, quân sự, công an, cán bộ làm công tác tôn giáo các xã, thị trấn.



Quang cảnh lớp bồi dưỡng.

Tại lớp bồi dưỡng, các đại biểu đã được nghe đại diện Sở Nội vụ giới thiệu một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác tôn giáo; Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 199/QĐ-BNV, ngày 31/1/2018 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ và một số văn bản mới của tỉnh về công tác tôn giáo. Công tác QLNN về một số hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay. Giới thiệu đặc điểm, vai trò và tình hình chức sắc các tôn giáo; mối quan hệ của Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tôn giáo; vấn đề nhân quyền và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam...

Thông qua lớp bồi dưỡng, nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn trong triển khai thực hiện công tác QLNN về tôn giáo tín ngưỡng. Từ đó, vận dụng vào thực tiễn công tác tại địa phương để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giải thích, động viên đồng bào tôn giáo việc thực hiện bình đẳng trước pháp luật, sống "tốt đời, đẹp đạo”, tích cực đấu tranh với những luận điệu sai trái, các hành vi lợi dụng tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật.

Đ.T

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục