(HBĐT) - Những năm qua, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được tỉnh quan tâm thực hiện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp được nâng lên. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) người DTTS được thực hiện đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.


Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu. Ảnh: Lãnh đạo Đảng ủy xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) nắm bắt tình hình sản xuất, đời sống nhân dân.

Đội ngũ cán bộ là người DTTS tăng lên cả về số lượng, chất lượng hàng năm. Đến nay, tham gia ở vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và huyện là 1.341/3.475 người, chiếm 38,58%; cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia HĐND cấp tỉnh 41/61 đại biểu, cấp huyện 291/383 đại biểu, cấp xã 4.378/5.230 đại biểu; cán bộ là người DTTS diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có 163/322 đồng chí, chiếm 50,62%; cán bộ người DTTS được bổ nhiệm, điều chuyển, giới thiệu ứng cử giữ các chức vụ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 51/62 đồng chí, chiếm 82,25%. Đội ngũ cán bộ người DTTS các cấp được đào tạo, bố trí, sử dụng hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. CB, CC, VC là người DTTS các cấp chiếm 54,4%; CB, CC, VC người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chiếm 11,19%.

Việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CB, CC, VC vùng đồng bào DTTS được quan tâm. Ngoài các chính sách chung, hiện tỉnh đang thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định mức chi cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh. Trong đó, CB, CC, VC là người DTTS được hỗ trợ: đối với nam 350.000 đồng/người/tháng, nữ 400.000 đồng/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1 - 0,2 và nam 400.000 đồng/người/tháng, nữ 450.000 đồng/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên. Người DTTS là sinh viên tốt nghiệp đại học nếu về công tác tại cấp xã được tỉnh trợ cấp một lần theo các mức: 6 triệu đồng/người tại các xã đặc biệt khó khăn, 4 triệu đồng/người tại các xã còn lại, 2 triệu đồng/người tại phường, thị trấn.

Công tác quản lý nhà nước về dân tộc tiếp tục được chú trọng. Tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố rà soát đối tượng, địa bàn khu vực, đánh giá thực trạng KT-XH vùng đồng bào DTTS, đồng thời xây dựng nhu cầu đầu tư, hỗ trợ để chuẩn bị thực hiện chương trình; xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai công tác lập dự án phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) giai đoạn 2021 - 2025; rà soát các chế độ, chính sách đối với các xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 đến nay không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác dân tộc được triển khai đồng bộ, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc tiếp tục được triển khai thực hiện, lồng ghép... Như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, tổng kinh phí năm 2021 là 2.827 triệu đồng, chi các nội dung: cung cấp thông tin cho người có uy tín và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS (thăm hỏi, hỗ trợ vất chất, động viên tinh thần kịp thời khi người có uy tín ốm đau, gặp khó khăn...); đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh; đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg, thực hiện nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen với tổng kinh phí 19.900 triệu đồng, đầu tư 22 công trình trình đường giao thông tại 17 xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện. Giai đoạn 2018-2021, UBND tỉnh tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các xóm, xã đặc biệt khó khăn với tổng nguồn vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng.

Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm, chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy chế, quy ước, hương ước khu dân cư. Phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, từng bước giảm dần các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho người có uy tín, già làng hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn; tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS trở thành lực lượng nòng cốt của các phong trào thi đua yêu nước. Các cấp ủy Đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân tộc. Với việc triển khai đồng bộ cái giải pháp, đời sống KT-XH vùng đồng bào DTTS từng bước đổi thay rõ nét. Thu nhập bình quân các xã đặc biệt khó khăn đạt 25,2 triệu đồng/người/năm. Hàng năm, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%; năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn còn 23,12%.

V.H

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục