(HBĐT) - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều năm qua, thiên tai diễn biến dị thường, khó lường. Trên địa bàn tỉnh phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai, gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng; ước tính thiệt hại hàng năm từ 1 - 1,5% GDP của tỉnh. Từ năm 2017 đến nay, trong tỉnh phải ứng phó với nhiều đợt mưa lũ, sạt lở đất, đá khiến phải sơ tán, di dân khẩn cấp cho hàng nghìn hộ. Do vậy, việc hỗ trợ ổn định đời sống dân cư vùng thiên tai luôn được chú trọng.



Khu tái định cư phường Thái Bình (TP Hòa Bình) giúp hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai có cuộc sống ổn định.

UBND tỉnh đã triển khai bố trí ổn định dân cư cấp bách và lâu dài đến nơi an toàn theo các hình thức: Bố trí tập trung cho hơn 620 hộ; bố trí tái định cư (TĐC) xen ghép cho hơn 1.300 hộ; bố trí ổn định dân cư tại chỗ hơn 4.000 hộ. Đặc biệt, giúp bà con có nơi ở an toàn để yên tâm lao động sản xuất, UBND tỉnh đã ráo riết chỉ đạo triển khai xây dựng 13 khu TĐC khẩn cấp, phục vụ di dời trên 480 hộ bị thiệt hại về nhà ở do sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trong đó, TP Hòa Bình xây dựng 3 khu, các huyện: Đà Bắc xây dựng 5 khu, Kim Bôi xây dựng 3 khu, Tân Lạc xây dựng 1 khu và Mai Châu xây dựng 1 khu.

Từ khi được chuyển về khu TĐC xóm Nghê, xã Nánh Nghê (Đà Bắc), gia đình bà Lý Thị Chung đã được an cư lạc nghiệp. Bà Chung cho hay: "Trận mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 đã khiến gia đình tôi và 7 hộ khác mất hết nhà cửa. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và chính quyền địa phương, chúng tôi đã được di dời đến nơi ở mới. Giờ đây, gia đình có nhà cửa vững chắc xây dựng trên khu TĐC bằng phẳng, có điện, đường, nước sinh hoạt, lại gần trường học, trạm y tế, phấn khởi lắm".

Cánh đồng xóm Chăm, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) trước đây gần như bỏ không, giờ đã trở thành khu phố đông vui của vài chục hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai. "Ngày trước nhà ở trên đồi cao, mỗi mùa mưa bão cứ thấp thỏm. Nhất là từ khi có hiện tượng nhà cửa bị nứt, sụt lún do tình trạng sạt lở phía Đông đồi ông Tượng, chúng tôi cứ sống trong cảnh nơm nớp lo âu. Bây giờ thì có chỗ ở đàng hoàng rồi, đi lại thuận tiện, chỉ còn lo làm ăn thôi", đó là chia sẻ chung của người dân khu TĐC phường Thái Bình khi về nơi ở mới.

Cùng với đầu tư xây dựng các khu, điểm TĐC và phương án bố trí ổn định dân cư của tỉnh, những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu "Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” theo Quyết định số 923/QĐ-TTg, ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, thực hiện hợp phần hỗ trợ ổn định đời sống dân cư, từ các nguồn vốn ngân sách T.Ư giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn, ngân sách T.Ư bổ sung có mục tiêu cho Hoà Bình thực hiện chương trình, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chuyên môn và các địa phương rà soát, tham mưu, đề xuất phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện.

Theo đó, nguồn vốn ngân sách được sử dụng hỗ trợ xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 441 hộ dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai, tổng kinh phí trên 100,78 tỷ đồng. Các hộ dân vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong, Yên Thủy là đối tượng được hưởng hỗ trợ từ nguồn vốn của chương trình. Các hộ di chuyển đến khu TĐC mới được đầu tư đầy đủ, đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Mặt bằng, hệ thống điện, nước, đường giao thông, trường lớp học, đảm bảo điều kiện sống thuận lợi hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, người dân được hỗ trợ đào tạo, dạy nghề phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập... giúp đời sống từng bước cải thiện, học sinh được đến trường đầy đủ, không phải lo lắng về nguy cơ thiên tai như trước.

Công tác bố trí, ổn định dân cư các vùng thiên tai, vùng khó khăn cũng góp phần giảm tình trạng di cư tự do, phá rừng, đốt nương làm rẫy. Đặc biệt, chương trình bố trí dân cư được thực hiện đã giúp tăng cường và ổn định tình hình KT-XH, ANTT trên địa bàn tỉnh. Các dự án trong hợp phần hỗ trợ ổn định đời sống dân cư được sự đồng lòng, chung sức của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, giúp các gia đình di chuyển nhà; sắp xếp quỹ đất để ổn định dân cư; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, ủng hộ, giúp người dân ổn định nhà ở và đời sống.

Tuy nhiên, theo số liệu của UBND tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 80 khu vực nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và an toàn của khoảng 6.800 hộ dân. Trong thời gian tới, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và ổn định đời sống người dân, tỉnh cần thực hiện các dự án nhằm di dân TĐC (ổn định dân cư tập trung) và di dân xen ghép, ổn định tại chỗ tại các khu vực có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất với nhu cầu kinh phí 934,368 tỷ đồng. Do vậy, ngoài huy động các nguồn lực của địa phương, tỉnh mong muốn được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm bố trí kinh phí phù hợp để hỗ trợ người dân vùng thiên tai.

Bình Giang

Các tin khác


Thiết thực các hoạt động chăm lo nạn nhân chất độc da cam

(HBĐT) - Nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (CĐDC/Dioxin) tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm tạo sức lan toả trong cộng đồng xã hội.

Thêm nguồn lực cho vùng đồng bào Mông phát triển

(HBĐT) - Sau tiếng gọi đốc thúc của Sùng A Si, chỉ một loáng hàng chục người dân từ trong những ngôi nhà xung quanh đã tề tựu đông đủ. Người thì bồ cào, người cuốc, người xẻng... cùng san gạt, lu lèn tạo nền đường để chuẩn bị đổ bê tông nối tuyến đường xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu) vào đến từng cụm dân cư trong xóm... 

Huyện Kim Bôi tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu triển khai dự án; trên địa bàn đang triển khai một số công trình, dự án trọng điểm. Huyện phối hợp các sở, ngành chức năng và chủ đầu tư (CĐT) tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) một số công trình, dự án quan trọng. UBND huyện đang triển khai 6 dự án trong ngân sách, 3 dự án ngoài NSNN.

Xã Phú Cường: Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phú Cường (Tân Lạc), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu đến năm 2025 xã về đích nông thôn mới (NTM). Đến thời điểm hiện tại, xã đạt được 16/19 tiêu chí; 3 tiêu chí chưa đạt là trường học, hộ nghèo, môi trường. Trong đó, khó thực hiện nhất đối với địa phương là giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thăm hỏi, tặng quà động viên nạn nhân, gia đình có nạn nhân bị tai nạn lao động tại huyện Cao Phong và TP Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 9/5, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức chương trình thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, gia đình có nạn nhân bị tai nạn lao động (TNLĐ) tại huyện Cao Phong và TP Hoà Bình.

Triển khai các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động

(HBĐT) - Tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trong quá trình làm việc không chỉ làm người lao động (NLĐ) thiệt thòi mà doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tình hình TNLĐ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây chưa ghi nhận nhiều chuyển biến. Năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ TNLĐ làm 8 người chết trong khu vực có quan hệ lao động (tăng 2 vụ so với năm 2020); 8 vụ TNLĐ làm 8 người chết trong khu vực không có quan hệ lao động (tăng 1 vụ so với năm 2020).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục