Ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt đi 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, hơn 88 em đã chết trong phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, chúng lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp). Chúng dồn hơn 400 người vào trong một nhà thờ, trong số đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em rồi phóng hoả đốt cháy toàn bộ nhà thờ. Đó là những tội ác không thể tha thứ của phát xít khiến toàn nhân loại căm phẫn tột cùng và đau xót cho những đứa trẻ vô tội. Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em.
vào trại tập trung, hơn 88 em đã chết trong phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, chúng lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp). Chúng dồn hơn 400 người vào trong một nhà thờ, trong số đó có rất nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em rồi phóng hoả đốt cháy toàn bộ nhà thờ. Đó là những tội ác không thể tha thứ của phát xít khiến toàn nhân loại căm phẫn tột cùng và đau xót cho những đứa trẻ vô tội. Năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hằng năm làm Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em.
Ở nước ta, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy cam go, ác liệt, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành những tình cảm yêu thương nhất cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hằng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui của thiếu nhi cả nước.
Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Nhân dân luôn dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Trẻ em được quan tâm chăm sóc, tiếp cận với các dịch vụ y tế, được bày tỏ và nói lên nguyện vọng của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung vẫn thiệt thòi, nhất là trẻ em sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trẻ em cũng phải đối mặt với tình trạng bị xâm hại, bạo lực trẻ em, bị thương tích… Trong đó, tại tỉnh, một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay là nạn xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em tàn tật, khuyết tật…
Xuất phát từ thực tế đó, với chủ đề "Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em nhằm truyền đi những thông điệp mạnh mẽ để bảo vệ, tạo môi trường an toàn để trẻ em có thể phát triển toàn diện. Thực hiện chủ đề Tháng hành động, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa những diễn đàn chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Lan toả sâu rộng thông điệp "Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình”; "Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”; "Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em”; "Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình”; "Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em”…Đồng thời nỗ lực thực hiện "Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong việc quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích; hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, bị bóc lột sức lao động trong dịp hè.
Phương Linh