(HBĐT) - Đợt mưa lũ trong những ngày trung tuần tháng 8 vừa qua đã khép lại, nhưng nỗi đau mất mát người thân vẫn còn ở lại day dứt mãi. Cả tỉnh có 5 người bị mưa lũ cuốn trôi, trong đó tới ngày 12/8 đã có 3 người chết do đuối nước, 2 người mất tích. Đây là thiệt hại lớn về người. Ngày đầu mưa lũ vào 11/8, hai vợ chồng đi qua suối Ba Hang, thuộc địa phận xã Đồng Tâm, do nước lớn, chảy siết đã bị lũ cuốn trôi, thi thể người vợ được tìm thấy trước; sau này mới tìm thấy xác của người chồng. Theo người dân địa phương, suối Ba Hang bình thường là suối cạn không nhiều nước, nhưng hôm đó mưa lớn, nước mạnh, chảy siết nên hai vợ chồng họ đã bị lũ cuốn đi. Cũng tại huyện Lạc Thủy vào chiều ngày 11/8, tại thôn Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa, một cháu bé đang chơi thì vô tình ngã xuống mương nước gần nhà; do mưa to, nước mương chảy xiết nên cháu bé đã đuối nước và tử vong.  Cũng ngày 11/8, một cháu bé 10 tuổi ở xóm Nhả, xã Hợp Thành, TP Hòa Bình cùng bạn đi chơi, bị trượt chân ngã xuống nước, cũng không cứu được. Trong ngày 11/8, một thanh niên, trú tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi ra sông Bôi quăng lưới đánh cá bất ngờ bị lũ cuốn trôi, mãi hôm sau mới tìm thấy xác.



Ban chỉ huy Phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn huyện Đà Bắc đặt biển cảnh báo những vùng nguy hiểm trên địa bàn.

Trước đó, trên địa bàn tỉnh thường xuyên ghi nhận những trường hợp bị lũ cuốn, đuối nước thương tâm. Đó là những những thiệt hại về người không thể cân đong đo đếm được để lại những nỗi xót xa, day dứt mãi sau này đối với người ở lại.

Hậu quả đáng tiếc về người cũng cho thấy còn tư tưởng lơ là, chủ quan của  người dân, bất cẩn khi vượt qua ngầm tràn khi mưa lũ lớn, nước xảy siết dâng cao. Và cũng cho thấy các kịch bản, ứng phó với mưa lũ, trượt đất đá còn chưa sát với thực tế và chính quyền cơ sở chưa có sự quyết liệt trong thực hiện phương án phòng chống mưa lũ, trượt sạt.

 Là tỉnh miền núi, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, những năm qua, tỉnh luôn đối mặt với tình trạng mưa lũ, trượt sạt, ngập úng. Nguy cơ trượt sạt thường xuyên xảy ra ở các xã vùng cao như Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn; tỉnh có hàng chục điểm thường xuyên ngập, nhất là tại các khu vực Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi… Hàng năm, chính quyền tỉnh đã liên tiếp chỉ đạo xây dựng kịch bản, giải pháp cụ thể để ứng phó với thiên tai, mưa lũ, trượt sạt theo phương châm 4 tại chỗ. Theo đó đã yêu cầu, các đơn vị, địa phương tuyên truyền, cảnh báo cho người dân tự phòng tránh thiên tai, trượt sạt; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi, đồi tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét… Thực tế, nhiều khu vực của tỉnh nằm trong cảnh báo nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng. Trong khi đó, người dân vẫn còn tư tưởng chủ quan khi đi qua các ngầm tràn, vẫn còn người dân ở ven sống, ven suối, khu vực nguy cơ trượt sạt. Để hạn chế những thiệt hại đáng tiếc về người, để hạn chế những cái chết thương tâm day dứt, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các công điện, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh tập trung khắc phục và triển khai các biện pháp ứng phó, PCTT&TKCN. Chính quyền cơ sở cần phối hợp với lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ hệ thống ngầm tràn, đường giao thông hay xảy ra ngập khi có mưa lũ. Tăng cường trực gác, hướng dẫn người dân đi qua ngầm tràn, tuyệt đối không cho người dân đi qua các khu vực nguy hiểm khi nước lũ dâng cao. Có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế không cho người dân đi lại khi có nguy hiểm. Bên cạnh đó cần khẩn trương rà soát những khu vực, vị trí xung yêu nguy cơ thiên tai thường trực để có phương án cụ thể, sát thực tế, vừa tuyên đề cao tính chủ động cho  người dân, tổ chức vận động, di dời và có thể cưỡng chế người dân di dời ra khỏi những khu vực có cấp độ rủi ro cao, hạn chế thiệt hại không đáng có về tính mạng con người.  

Linh Trang

Các tin khác


Khơi dậy các nguồn lực phát triển Thủ đô

Phố phường Hà Nội đón mùa thu cách mạng, cũng trùng với thời điểm Thủ đô chuẩn bị kỷ niệm 1012 tuổi. Cuộc sống ở Hà Nội những ngày này vừa ồn ào, hối hả, vừa bình yên. Ðó là biểu hiện của một Hà Nội lắng đọng với bề dày văn hiến và một Hà Nội năng động, hội nhập với thế giới.

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH một thành viên HCJCE 

(HBĐT) - Ngày 17/8, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1747/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH một thành viên HCJCE  có địa chỉ tại KCN Thanh Hà, huyện Lạc Thủy.

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19

Sáng 18/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh khai mạc Đại lễ tưởng niệm - Kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Hội thảo số hoá, kết nối chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính 

(HBĐT) - Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm "Số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC): Kinh nghiệm của Pháp và thực tiễn triển khai tại Việt Nam". Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Cécile Vigneau, Tham tán thứ nhất, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; các bộ, ngành T.Ư; các chuyên gia. Dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành. 

Công trình thanh niên “Tiếp bước tới trường” tại xã Miền Đồi

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên xã Miền Đồi (Lạc Sơn) vừa phối hợp với chính quyền địa phương và Đoàn trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Hà Nội) thực hiện công trình thanh niên "Tiếp bước tới trường” - làm đường bê tông cho chi trường mầm non, TH&THCS Miền Đồi – chi trường tại xóm Thượng Riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục