(HBĐT) - Theo đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng giúp cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới và công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.


Công ty may Hồ Gươm, xã Phong Phú (Tân Lạc) phối hợp đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 400 lao động địa phương.

Năm 2022, UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mặt khác, huyện nắm bắt tình hình nhu cầu vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2022-2023, rà soát số lao động đi làm ăn xa trở về địa phương do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có nhu cầu vay vốn sản xuất; Tổ chức giới thiệu 18 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường: Đài Loan, Nhật Bản; Giới thiệu 6 công ty có nhu cầu tuyển lao động vào làm việc và 1 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cung ứng lao động tuyển dụng lao động cho các khu công nghiệp về các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để tư vấn, tuyển dụng lao động; Đăng tải 50 thông tin tuyển dụng trên trang mạng xã hội facebook để người lao động nắm bắt rộng rãi.

Phối hợp với các xã, thị trấn, huyện tổ chức được 8 hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và học nghề cho 550 học sinh lớp 12 tại 4 điểm trường, gồm THPT Mường Bi, THPT Đoàn Kết, THPT Lũng Vân và Trung tâm GDNN-GDTX huyện. Mặt khác, tiến hành rà soát nhu cầu học nghề, tổ chức đào tạo gắn với hỗ trợ kết nối việc làm. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã mở 6 lớp nghề, trong đó có 1 lớp may mở tại xã Thanh Hối kết hợp với doanh nghiệp giải quyết việc làm tại chỗ cho 30 lao động; 2 lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp và kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm tại xã Lỗ Sơn, Ngọc Mỹ, bình quân 25 - 30 học viên/lớp.

Năm 2022, huyện được phân bổ trên 791 triệu đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn (thuộc tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững - Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững). Trên cơ sở nguồn kinh phí hỗ trợ, Trung tâm GDNN-GDTX huyện tích cực mở các lớp đào tạo nghề theo kế hoạch với khoảng 350 học viên, tập trung cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã nông thôn mới, xã vùng đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 80 doanh nghiệp đang hoạt động, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáng kể có Công ty may Hồ Gươm ở xóm Mường Lầm, xã Phong Phú đi vào hoạt động từ tháng 12/2018, tạo việc làm cho 430 lao động địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/tháng. Năm 2022, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,36% xuống còn 13,01%. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo, huyện tập trung tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động với nhiều hình thức: tổ chức hội nghị, giới thiệu các doanh nghiệp tuyển dụng về địa bàn xã, xóm để tuyên truyền, tư vấn trực tiếp đến người lao động; phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động… Công tác đào tạo nghề được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật, tay nghề lao động nông thôn, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tính đến thời điểm này, huyện Tân Lạc đã giải quyết việc làm cho 1.352 lao động, đạt 90,12% kế hoạch năm.


Bùi Minh


Các tin khác


Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín (1) Về việc biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến (ĐHTT) trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Huyện Cao Phong gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm

(HBĐT) - Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới.

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn

(HBĐT) - Ngày 1/12, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn năm 2022.

Đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động (XKLĐ), xóm Mái, xã Liên Sơn (Lương Sơn) từng bước "thay da đổi thịt”. Giờ đây, làng quê được khoác lên mình diện mạo mới khang trang, hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của Nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao.

Giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài tại huyện Yên Thủy, Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 1/12, đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài tại huyện Yên Thủy.

Tổng kết hoạt động Cụm thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố số 3

(HBĐT) - Ngày 1/12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Hòa Bình (đơn vị cụm trưởng) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Cụm thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố số 3 năm 2022. Tham dự có lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh: Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục