(HBĐT) - Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới.



Từ tham gia học nghề chăm sóc cây ăn quả, chị Nguyễn Thị Ngọc Xuyến, xã Bắc Phong (Cao Phong) có thêm kiến thức chăm sóc hơn 700 gốc cam, ổi của gia đình. 

Ngôi nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi là thành quả gia đình anh Bùi Chính Tiên, xóm Tiềng, xã Bắc Phong tạo dựng được sau gần 7 năm chăm chỉ lao động. Trước đây vợ chồng anh chủ yếu làm nông nghiệp, cuộc sống khá chật vật. Từ ngày anh tham gia lớp học nghề chăn nuôi gà, chị học lớp may công nghiệp do huyện tổ chức, 2 vợ chồng có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập. Anh Tiên chia sẻ: Khi chưa tham gia các lớp học nghề, vợ chồng tôi đi cấy lúa thuê tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Tháng 9/2021, xã mở lớp đào tạo nghề cho LĐNT, vợ chồng tôi đăng ký tham gia. Qua học lớp nuôi gà thả vườn, tôi có kiến thức trong chăn nuôi. Cùng với việc áp dụng KH-KT, đàn gà phát triển ổn định. Vợ tôi hiện làm công nhân tại 1 doanh nghiệp may mặc tại TP Hòa Bình.

Cũng trên địa bàn xã Bắc Phong, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Xuyến có nguồn thu nhập ổn định từ hơn 700 gốc cam, ổi. Ngoài tham gia lớp may công nghiệp, chị chủ động đăng ký lớp học nghề chăm sóc cây ăn quả. Những lúc nông nhàn, chị làm may tại các cơ sở may gia đình. Hàng năm, tổng nguồn thu đạt từ 250 - 300 triệu đồng.

Đồng chí Trần Như Ý, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Toàn huyện có 77,8% dân số trong độ tuổi lao động. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, xã, thị trấn xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho LĐNT. Thông qua 6 sàn giao dịch việc làm được tổ chức đã có 2.935 lao động được tư vấn từ 84 doanh nghiệp. Qua đó có 869 lao động được tuyển dụng, 853 lao động được các doanh nghiệp, đơn vị hẹn phỏng vấn.

Bên cạnh đó, xác định hiệu quả của việc liên kết đào tạo nghề, Trung tâm GDNN - GDTX huyện luôn đổi mới công tác đào tạo theo nguyện vọng của người dân và nhu cầu của xã hội, tìm đầu ra cho người lao động (NLĐ) khi hoàn thành khoá học nghề ngắn hạn. Nhiều ngành nghề có tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo khá cao, phù hợp với thực tế địa phương thu hút nhiều LĐNT theo học như: may công nghiệp, sửa chữa xe máy, hàn điện, chăn nuôi gà, chế biến món ăn... Từ năm 2020 đến nay, đơn vị đã phối hợp mở được 32 lớp đào tạo nghề cho 791 LĐNT. Sau đào tạo nghề, 80% học viên tìm được việc làm phù hợp.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo việc làm cho NLĐ, huyện tăng cường phối hợp các ngành chức năng và chính quyền địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để mở các lớp dạy nghề; tuyên truyền, tư vấn các chính sách về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm thông qua các buổi họp xã, xóm và trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Qua tuyên truyền, phổ biến chính sách, NLĐ hiểu được quyền, nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt cơ hội tìm được việc làm vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững. Lực lượng LĐNT được đào tạo nghề, có việc làm ổn định đã tác động tích cực đến phát triển KT-XH của huyện.

Với nhiều giải pháp thiết thực, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho NLĐ của huyện Cao Phong thu được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,09%; giải quyết việc làm mới cho trên dưới 1.300 lao động mỗi năm. Thời gian tới, huyện chỉ đạo các ngành chức năng, xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, xã hội hóa dạy nghề, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề; vận động các cơ sở dạy nghề tư thục, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề, qua đó nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT.

 MINH TUẤN 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong)

Các tin khác


Đồng bào Dao xóm Tam Hòa, xã Đồng Tân “khát” nước sạch

(HBĐT) - Tổ liên gia tự quản số 6, thuộc xóm Tam Hoà, xã Đồng Tân (Mai Châu) là nơi định cư của 19 hộ dân tộc Dao. Nhiều năm nay, do địa thế trên cao, quanh vùng không có nguồn nước khe, mó nên bà con sử dụng nước mưa là chủ yếu. Mỗi khi mùa khô tới, người dân trong tổ liên gia lại gồng mình chống chịu cái "khát”.

Huyện Lương Sơn: Cảnh báo tội phạm làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Từ nguồn tin báo tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân và các văn phòng công chứng, Công an huyện Lương Sơn đã tiếp nhận, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để giao dịch mua bán, vay vốn, chuyển nhượng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân xóm Bu Chằm

(HBĐT) - Xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) không ai không biết đến gia đình anh Đỗ Văn Chiến, người đã có công phát triển nhiều ngành nghề, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Trao tặng 80 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ gia đình khó khăn ở Nam Phong

(HBĐT) - Ngày 30/11, BHXH tỉnh phối hợp với xã Nam Phong (Cao Phong) tổ chức trao tặng 80 thẻ BHYT trị giá trên 31 triệu đồng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Đây là số tiền do Công ty TNHH thể thao Global, Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng Sao Vàng, Công ty TNHH Long Bình Electronics, Công ty TNHH GGS Việt Nam, Công ty may Việt Hàn và tổ chức khác ủng hộ.

Tình nguyện “Hành trình cánh én xanh 2022” tại xã Vầy Nưa

(HBĐT) - Ngày 30/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị đồng hành, Đoàn xã, Hội Phụ nữ xã, Công an xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tổ chức chương trình tình nguyện "Hành trình cánh én xanh 2022” tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục