(HBĐT) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được huyện Kim Bôi tập trung thực hiện và đạt kết quả tích cực, giúp người dân có cơ hội tìm được việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện tiêu chí lao động việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo trong xây dựng nông thôn mới.


Lớp học nghề mây giang đan tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi) thu hút nhiều phụ nữ tham gia.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, hàng năm, huyện chỉ đạo các ngành chức năng, xã, thị trấn xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho LĐNT. Các đơn vị đào tạo nghề tổ chức tuyên truyền, tư vấn người lao động đăng ký học nghề phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân và giới thiệu những ngành nghề thị trường lao động cần. Đồng thời tuyển sinh, mở các lớp đào tạo nghề theo đúng quy định, trong đó ưu tiên dạy nghề cho đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kim Bôi cho biết: Để thực hiện tốt công tác đào tạo, Trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính chủ động của người lao động trong quá trình tìm việc làm và chuyển đổi nghề; xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề thiết thực cho từng nhóm đối tượng; tăng cường liên kết trong việc chuyển giao, tiếp nhận kiến thức, kỹ thuật, sử dụng lao động qua đào tạo. Trong năm 2022, Trung tâm tổ chức dạy nghề theo Đề án 1956 được 25 lớp với gần 800 học viên, trong đó trên 80% học viên là người dân tộc thiểu số. 90% học viên học xong các lớp đào tạo nghề có việc làm, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010 - 2020, huyện đã mở 248 lớp đào tạo cho 7.920 LĐNT học các nhóm nghề: làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu, trồng cây có múi, chăn nuôi trâu, bò, thêu thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi gà hữu cơ, sản xuất rau an toàn, may công nghiệp, hàn điện, sửa chữa máy nông nghiệp và một số nghề nông nghiệp khác. Nguồn kinh phí tỉnh cấp trên 6 tỷ đồng. Thông qua học nghề, tưduy, ý thức, tác phong công nghiệp của người dân có sự chuyển biến rõ rệt.

Lao động sau khi được đào tạo có nghề nghiệp ổn định, tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Trong đó, tỷ lệ lao động sau học nghề làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu có việc làm tại xưởng đạt 90%, tự tạo việc làm 10%. Nghề thêu thổ cẩm có việc làm 100%. Nghề trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm tự tạo việc làm tại gia đình 100%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16,5 triệu đồng năm 2016 lên 42 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 5,06%.

Với nhiều giải pháp thiết thực, đến nay, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT của huyện Kim Bôi thu được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 61%; trong đó, số có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24%. Thông qua công tác đào tạo nghề không những góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà còn giúp nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm và giúp LĐNT từng bước tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho LĐNT, khai thác tốt tiềm năng của địa phương để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng phát triển bền vững.


Minh Tuấn


Các tin khác


Đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động (XKLĐ), xóm Mái, xã Liên Sơn (Lương Sơn) từng bước "thay da đổi thịt”. Giờ đây, làng quê được khoác lên mình diện mạo mới khang trang, hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của Nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao.

Giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài tại huyện Yên Thủy, Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 1/12, đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài tại huyện Yên Thủy.

Tổng kết hoạt động Cụm thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố số 3

(HBĐT) - Ngày 1/12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Hòa Bình (đơn vị cụm trưởng) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Cụm thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố số 3 năm 2022. Tham dự có lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính quốc gia; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh: Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. 

Đồng bào Dao xóm Tam Hòa, xã Đồng Tân “khát” nước sạch

(HBĐT) - Tổ liên gia tự quản số 6, thuộc xóm Tam Hoà, xã Đồng Tân (Mai Châu) là nơi định cư của 19 hộ dân tộc Dao. Nhiều năm nay, do địa thế trên cao, quanh vùng không có nguồn nước khe, mó nên bà con sử dụng nước mưa là chủ yếu. Mỗi khi mùa khô tới, người dân trong tổ liên gia lại gồng mình chống chịu cái "khát”.

Huyện Lương Sơn: Cảnh báo tội phạm làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản

(HBĐT) - Từ nguồn tin báo tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân và các văn phòng công chứng, Công an huyện Lương Sơn đã tiếp nhận, xử lý nhiều vụ việc, đối tượng làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để giao dịch mua bán, vay vốn, chuyển nhượng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Người góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân xóm Bu Chằm

(HBĐT) - Xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) không ai không biết đến gia đình anh Đỗ Văn Chiến, người đã có công phát triển nhiều ngành nghề, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục