(HBĐT) - Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chính sách được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tích cực triển khai nhằm phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có những khó khăn do địa hình vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, tuy nhiên, nhiều địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, mang lại hiệu quả thiết thực.


Học viên lớp hàn, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thực hành nghề hàn. 

Thống Nhất là xã vùng sâu của huyện    Lạc Thuỷ, hơn 70% dân số là đồng bào DTTS. Xã còn 5 xóm thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện các chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (ĐBDTTS& MN), trong những năm qua, xã đã phối hợp triển khai nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên hộ nghèo, hộ chính sách hoàn cảnh khó khăn. Trong năm, xã triển khai 3 lớp đào tạo nghề, gồm 1 lớp hàn, 2 lớp may, thu hút hơn 130 lao động tham gia. Đồng chí Bùi Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Lựa chọn nghề hàn và nghề may công nghiệp bởi trên địa bàn huyện có khá nhiều doanh nghiệp cần tuyển lao động biết nghề hàn. Ngoài ra, địa bàn xã có 3 cơ sở may gia công, cần tuyển nhiều công nhân nữ. Vì vậy, xã chủ động đề xuất Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở lớp để tạo cơ hội việc làm cho người lao động, đảm bảo khi học xong người lao động có việc làm luôn. 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giúp người dân có sinh kế bền vững cũng là mục tiêu huyện Lạc Thuỷ hướng đến trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào DTTS. Đồng chí Đặng Thị Vỹ,  Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lạc Thuỷ cho biết: Trước khi xây dựng kế hoạch mở lớp, Trung tâm tiến hành khảo sát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu đào tạo nghề của người lao động. Sau khi có số liệu cụ thể, huyện phối hợp, liên kết với doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc, thực hành tại chỗ. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp mở được 5 lớp và đang tiếp tục triển khai các lớp theo kế hoạch. 

Tại huyện Đà Bắc, thực hiện Đề án phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã phân bổ nguồn kinh phí 1,4 tỷ đồng mở 17 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc. Trong đó có 3 lớp đào tạo nghề chăn nuôi và phòng bệnh cho gia cầm, 14 lớp nghề phi nông nghiệp (dệt thổ cẩm, sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phát triển ngành du lịch, huyện đã phối hợp triển khai đào tạo các ngành nghề cần thiết như nghề hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, thêu thổ cẩm. Sau khi học xong, huyện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển các mô hình sinh kế để người dân có thể phát triển một cách bền vững. 

Theo Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, khoảng 63% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Để triển khai thực hiện các mục tiêu của đề án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động vùng ĐBDTTS&MN. Trong đó, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn người DTTS học nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu. Nghiên cứu tổ chức các khóa, lớp đào tạo nghề có chương trình, thời gian phù hợp trình độ dân trí, tâm lý học viên là người DTTS, chú trọng đào tạo những kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu cho từng vị trí việc làm. Cùng với việc hỗ trợ chi phí cho các hộ và người DTTS học nghề, chuyển đổi nghề, tỉnh tiếp tục có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất có đào tạo và sử dụng nhiều lao động là người DTTS.

Đinh Hòa


Các tin khác


Tọa đàm “Quan niệm đúng - nền tảng thành công của bình đẳng giới ở Việt Nam”

(HBĐT) - Chiều 14/12, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh phối hợp với Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) tổ chức tọa đàm "Quan niệm đúng - nền tảng thành công của bình đẳng giới (BĐG) ở Việt Nam”. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Agribank chi nhánh Hoà Bình bàn giao khu vui chơi trẻ em tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Agribank chi nhánh Hòa Bình phối hợp với Đoàn cơ sở Agribank chi nhánh Láng Hạ vừa tổ chức bàn giao khu vui chơi cho trẻ em, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên tại trường TH&THCS Pù Bin (Mai Châu).

Khối thi đua các tổ chức xã hội tổng kết công tác năm 2022

(HBĐT) - Ngày 14/12, Khối thi đua (KTĐ) các tổ chức xã hội tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Khối thi đua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tài chính tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 

(HBĐT) - Sáng 14/12, Khối thi đua (KTĐ) các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tài chính đã tổng kết công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. 

Giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn ở xã Nhân Nghĩa

(HBĐT) - Tạo việc làm tại chỗ lúc nông nhàn, nhất là với phụ nữ có thêm nguồn thu nhập ổn định là một hướng đi bền vững. Trong những năm qua, hợp tác xã (HTX) làng nghề truyền thống mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) không chỉ khôi phục nghề truyền thống mà còn tạo việc làm cho hàng trăm chị em trong xã lúc nông nhàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục