(HBĐT) - Năm 2014, ông Sùng A Pha, một trong những thầy khèn của dòng họ Sùng ở xóm Chà Đáy cùng trưởng các dòng họ 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) đi nghiên cứu, học tập mô hình đưa người chết vào áo quan của dân tộc Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Sau chuyến đi thực tế, trở về địa phương ông dành nhiều thời gian tham khảo cách làm, phương pháp thực hiện, đồng thời tìm hiểu những nét đặc sắc văn hóa các dân tộc trong và ngoài huyện nhằm áp dụng vào dòng họ mình...


Các dòng họ của xã Pà Cò (Mai Châu) ký kết tham gia giữ gìn ANTT và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Với suy nghĩ "họ làm được thì mình cũng làm được”, ông Sùng A Pha đã đến gặp từng người già, người có uy tín, trưởng dòng họ và các gia đình để thuyết phục đưa người chết và áo quan. Ban đầu, việc làm của ông không nhận được sự đồng ý của các cao niên trong dòng họ vì từ trước đến nay trong xã chưa có ai làm. Không nản lòng, ông tiếp tục thuyết phục, tuyên truyền. Cuối năm 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền xã, Ban chỉ đạo thực hiện mô hình "Dòng họ tự quản về ANTT” của xã, việc tuyên truyền, vận động của ông Pha đã nhận được sự đồng ý của mọi người. Đặc biệt là sự đồng thuận của người già, người có uy tín.

Năm 2016, lần đầu tiên dòng họ Sùng ở Chà Đáy đưa được thi thể người chết vào áo quan. Đồng thời bỏ không nổ súng khi có người chết. Sau đó tiếp tục vận động không giết mổ nhiều trâu, bò, không để người chết quá 48 tiếng. Ông Pha chia sẻ: "Tôi làm thầy khèn từ năm 16 tuổi, thấy gia đình nào có người mất chi phí, thủ tục làm ma rất rườm rà, tốn kém. Từ thực tế đó, sau chuyến học tập, nghiên cứu tại Yên Bái, mình về làm công tác tuyên truyền cho bà con trong dòng họ. Muốn bà con theo thì phải thực hiện ở gia đình mình trước. Mình thực hiện được và biết cách nói thì các gia đình cũng nghe thôi”.
Xã Pà Cò có 6 xóm, trên 600 hộ, dân tộc Mông chiếm trên 98%, với 9 dòng họ. Trong đó, dòng họ Sùng là dòng họ lớn nhất, chiếm 51,38% tổng số hộ và số nhân khẩu của xã. Dòng họ Hàng trên 12%, dòng họ Tràng trên 11%, dòng họ Mùa khoảng 10%, dòng họ Phàng trên 7%, còn lại một số dòng họ khác như: Giàng, Tếnh, Vàng, Hờ. Ngay sau khi Đảng ủy xã ban hành Chỉ thị về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mô hình "dòng họ tự quản về ANTT” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”, Đảng ủy xã đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản liên quan, thành lập Ban chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, gắn với nội dung hoạt động của các dòng họ. Phân công cán bộ, công chức xuống cơ sở phối hợp thực hiện. Các chi trưởng dòng họ, chi họ đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động các thành viên nêu cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống ma túy, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò cho biết: Là xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của huyện. Trên địa bàn xã còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện mô hình "Dòng họ tự quản về ANTT” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Mai Châu về tăng cường lãnh đạo phòng, chống tảo hôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025, nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp đã từng bước được giải quyết... 

Theo đó, các dòng họ thực hiện tốt quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; quy ước 4 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu); Lóng Luông, Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) về tổ chức cưới trong phạm vi 4 xã. Nhờ đó đã giảm tình trạng tảo hôn trên địa bàn. Đặc biệt, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, các trưởng dòng họ, chi họ đã thực hiện các quy định đề ra. 5/9 dòng họ đã đưa thi thể người chết vào quan tài trước khi chôn. 7/9 dòng họ không còn nổ súng khi có người chết, không giết mổ nhiều trâu, bò, giảm được thời gian để người chết từ nhiều ngày xuống không quá 24 - 36 giờ là đem đi chôn.

 Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: "Thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội của xã tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới từng dòng họ với những việc làm cụ thể, thiết thực, hy vọng sẽ thay đổi nhận thức, tư duy của người dân để những phong tục tập quán, tư tưởng lạc hậu sẽ được xóa bỏ và vận động con cháu đủ tuổi mới kết hôn”.

 Thanh Loan
 (Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 23/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hòa Bình.

Tuổi trẻ huyện Đà Bắc xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ huyện Đà Bắc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó đóng góp thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục