(HBĐT) - "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” là chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam (NGĐVN) 28/6 năm nay, nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của gia đình, gìn giữ và phát huy truyền thống để gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, mạch nguồn vun đắp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời khẳng định ý nghĩa, vai trò của mái ấm gia đình đối với sự phát triển của đất nước.


Phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) tuyên dương và trao giấy chứng nhận "Ông bà hạnh phúc" năm 2023.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Tùy từng năm, chủ đề NGĐVN mang những thông điệp khác nhau. Năm nay, NGĐVN có chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”. Thực hiện chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL và Ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác gia đình, tỉnh đã triển khai, chỉ đạo các cấp, ngành, BCĐ các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng NGĐVN 2023 với nhiều nội dung, hình thức, thông qua các hoạt động văn hoá - văn nghệ, băng rôn, khẩu hiệu, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi. Điển hình như huyện Lạc Thuỷ tổ chức cuộc thi về câu lạc bộ phát triển bền vững; huyện Tân Lạc tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, giao lưu với các hộ gia đình tiêu biểu; huyện Mai Châu tổ chức nói chuyện chuyên đề về NGĐVN; TP Hoà Bình phối hợp Sở VH-TT&DL tổ chức nói chuyện chuyên đề với chủ đề NGĐVN 2023… Qua đó đưa thông điệp của NGĐVN đến với đông đảo người dân và cán bộ trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh được triển khai khá đồng bộ. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn xây dựng được BCĐ, quy chế hoạt động. Các huyện, thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, giai đoạn 2021 - 2030; chiến lược phát triển gia đình đến năm 2030; chương trình về phòng, chống BLGĐ trong tình hình mới đến năm 2025; chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025… Hàng năm, các địa phương tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); ngày Quốc tế Gia đình (15/5); NGĐVN (28/6); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ; ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11)… Các hoạt động truyền thông được triển khai với hình thức đa dạng, phong phú, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Qua đó, số lượng, chất lượng gia đình văn hoá được nâng lên, năm 2022, toàn tỉnh có 87,9% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Đó là những nhân tố tích cực góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá gia đình, tạo tiền đề thuận lợi cho gia đình Việt Nam phát triển bền vững.

Hiện nay, toàn tỉnh đã thành lập được 170 mô hình phòng, chống BLGĐ; 1.404 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 1.365 nhóm phòng, chống BLGĐ; 1.727 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 158 đường dây nóng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ, giáo dục đạo đức, lối sống được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình nắm bắt được thông tin về gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực, từ đó có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, năm 2022, toàn tỉnh phát hiện 75 hộ có BLGĐ, 75 vụ BLGĐ, trong đó 59 vụ bạo lực về tinh thần, 12 vụ bạo lực về thân thể, 4 vụ bạo lực về kinh tế. 

Có thể thấy, gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống và là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Gia đình còn là nơi lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. NGĐVN chính là dịp để tạo sự lan tỏa, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đề cao các chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa của gia đình. NGĐVN năm nay đưa ra các thông điệp truyền thông chính, gồm: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc; Đầu tư cho công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; Gia đình: điểm xuất phát và đích đến của chính sách; Hệ giá trị gia đình là hạt nhân của hệ giá trị quốc gia; Gia đình - nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hoá tốt đẹp; Xây dựng nhân cách người Việt Nam bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Hạnh phúc sẽ toả sáng trong gia đình không có bạo lực; Gia đình là cội nguồn sức mạnh, thành trì quan trọng nhất của mỗi con người. Mọi hành vi BLGĐ cần được tố giác và xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình… Qua đây còn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống BLGĐ, thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá ứng xử trong gia đình, cộng đồng xã hội.

Đỗ Hà

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục