(HBĐT) - Tháng 7 - tháng tri ân, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh đã hy sinh xương máu của mình, tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc. Theo dòng sự kiện, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền cho chủ đề này.


Bà Bùi Thị Sin vui vầy cùng các cháu tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (ảnh chụp tháng 7/2022).

Ngày 22/7/2022, Báo Hòa Bình điện tử đăng bài viết"Mong một ngày được ghi nhận là thân nhân liệt sỹ” của tác giả Thúy Hằng viết về một người phụ nữ ngoài 60 tuổi có 4 năm lặng lẽ đi tìm "danh phận”. Nhân vật chính là bà Bùi Thị Sin, hiện cư trú tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn.  Bà Sin là vợ của liệt sỹ Bùi Văn Tròn, xóm Song (nay là xóm Song Khảnh), xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn. Kết hôn được gần 2 năm nhưng chưa có con. Năm 1978, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh Tròn lên đường nhập ngũ, việc chăm sóc bố mẹ chồng già yếu và 2 người em còn nhỏ được đặt lên vai bà Sin. Đến năm 1982, gia đình nhận được giấy báo tử, anh Tròn hy sinh ở mặt trận biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chồng hy sinh, con không có để vỗ về, an ủi, bà Sin xin phép gia đình nhà chồng trở về nhà bố mẹ đẻ ở xóm Tuôn, xã Ân Nghĩa. Định rằng sẽ sống dựa dẫm vào các anh chị và cháu trong suốt phần đời còn lại. Nhưng lo cho em gái khi về già sẽ phải sống đơn độc, chết không có người hương khói, các anh chị bà Sin vừa khuyên, vừa ép cô em gái đi bước nữa. Năm 1984, bà Sin kết duyên với anh Bùi Văn Chung và về sống ở xóm Ngái, xã Ân Nghĩa đến nay. Có bến đỗ và lần lượt sinh được 4 người con, nhưng hạnh phúc của bà Sin không trọn vẹn. Bởi ông Chung bị khuyết tật thần kinh, tuổi càng cao bệnh càng trở nặng. Một tay bà Sin lo toan gánh vác việc gia đình, nuôi con khôn lớn rồi dựng vợ, gả chồng. Để có tiền cho cô con gái út đi học nghề, năm 2011, bà Sin xuống Hà Nội làm giúp việc gia đình đến nay.

Thông cảm với hoàn cảnh của bà Sin, có người bà con mách bảo bà làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xác nhận để được hưởng chế độ vợ liệt sỹ tái giá, cũng là để khẳng định danh phận của mình. Vì không đọc thông, viết thạo nên năm 2018, bà Sin nhờ người cháu viết hộ lá đơn đề nghị để gửi lên huyện và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện hồ sơ gặp khó khăn do không còn giấy đăng ký kết hôn, bố mẹ chồng đã mất, còn em chồng (em của liệt sỹ Bùi Văn Tròn) không hợp tác, không ký xác nhận khiến bà Sin không thể hoàn thiện hồ sơ đề nghị.

Tiếp nhận thông tin, tác giả đã đến tận nơi, phỏng vấn những người bạn, hàng xóm láng giềng và cả cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn cùng ngày với vợ chồng ông Tròn, bà Sin (năm 1976) để góp nhặt thông tin, vừa phục vụ công tác tuyên truyền truyền vừa giúp bà Sin củng cố hồ sơ trình cơ quan xem xét, xử lý.

Sau khi bài báo được đăng tải và hồ sơ được hoàn thiện, ngày 20/3/2023, Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh đã ban hành Quyết định số 1132/QĐ-LĐTBXH "Về việc trợ cấp tiền tuất đối với vợ của liệt sỹ đã lấy chồng khác” đối với bà Bùi Thị Sin, trú quán tại xóm Ngái, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn. Mức trợ cấp là 1.624.000 đồng/tháng. Số tiền không lớn nhưng là nguồn động viên, khích lệ đối với những thân nhân đã từng là hậu phương vững chắc cho những người chiến sỹ vững tay súng nơi chiến trường. Đồng thời thể hiện rõ ý nghĩa việc thực hiện chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc.

Khoản 4, Điều 20, Nghị định số31/2013/NĐ-CP,ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.

 

Lam Nguyệt (CTV)

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục