(HBĐT) - Những ngày thu tháng Tám, chúng tôi có dịp trở lại các xã vùng cao huyện Tân Lạc. Đường đến 3 xã vùng cao Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông đã được đầu tư mở rộng nên đi lại êm thuận. Cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.


Diện mạo xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đổi mới.

Vân Sơn là trung tâm của 3 xã vùng cao gồm 17 xóm với 1.197 hộ, 5.550 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 98%. Đồng chí Xa Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Kinh tế trên địa bàn vẫn chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Thời gian qua, người dân đã chuyển dần diện tích trồng màu sang trồng quýt, tạo bước ngoặt cho sự chuyển mình của xã. Năm 2015, diện tích trồng cây quýt cổ mới đạt hơn 50 ha. Đến nay, tổng diện tích trồng quýt toàn xã đạt 181,5 ha, tăng gấp hơn 3 lần, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Bên cạnh cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi, bà con tập trung trồng một số loại cây có thế mạnh của địa phương như: su su 21,5ha, quýt ngọt 183,3ha, đào 43 ha…

Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, thời gian qua, Vân Sơn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Hiện xã có 1 điểm DLCĐ được hình thành năm 2019, với 3 hộ kinh doanh homestay, mỗi hộ có thể phục vụ 14 -16 chỗ ngủ. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc, xã khảo sát và lựa chọn xóm Hày Dưới xây dựng điểm DLCĐ kiểu mẫu với cảnh quan hấp dẫn, cách hồ Sam Tạng 3km về hướng Mai Châu, hứa hẹn là điểm đến cho du khách thăm quan, trải nghiệm. Thời gian tới, khi các resort phát triển, Vân Sơn sẽ có ưu thế lớn, thu hút khách ưa thích loại hình du lịch khám phá, du lịch sinh thái. Cùng với đó, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức thực hiện tốt, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 28,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,72%.

Cùng với Vân Sơn, hai xã Quyết Chiến, Ngổ Luông cũng đổi thay từng ngày. Là điểm chạm đầu tiên khi tới cụm 3 xã vùng cao, xã Quyết Chiến có điều kiện thuận lợi hơn cả về giao thông. Người dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Các mô hình kinh tế mới như: chăn nuôi gà thương phẩm H’Mông theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng các loại rau ôn đới... góp phần tăng thu nhập cho các hộ. Thu nhập bình quân đầu người xã Quyết Chiến đạt 36,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 18,26%. 

Điểm đến cuối cùng của cụm 3 xã vùng cao là Ngổ Luông. Xã có 4 xóm, 351 hộ, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,3 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 24,29%.

Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, mát mẻ, hệ thống núi đồi trùng điệp, nhiều thung, dốc nhỏ, có thể xây dựng các resort độc đáo. Người dân các xã vùng cao Tân Lạc chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, lưu giữ gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống. Xã Quyết Chiến có đồi núi với hệ rừng nguyên sinh bao phủ, mây mù và độ ẩm cao quanh năm, ruộng bậc thang nhỏ do người dân tự khai hoang tạo thành. Xã Ngổ Luông nằm dọc tuyến đường dã ngoại kết nối tới xã Ngọc Sơn, Tự Do (Lạc Sơn), đi dọc theo khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, phù hợp với hình thức DLCĐ, dã ngoại, trekking, tìm hiểu đa dạng sinh học và thắng cảnh thiên nhiên. Xã Quyết Chiến đã khảo sát và lựa chọn xóm Bắc Thung xây dựng điểm DLCĐ kiểu mẫu. Một số hộ tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DLCĐ do huyện tổ chức, trên địa bàn xóm có thác Thung hàng năm thu hút đông du khách đến thăm quan, khám phá. Xã Ngổ Luông cũng đã khảo sát và lựa chọn xóm Luông Cá để xây dựng điểm DLCĐ kiểu mẫu. Số hộ có nhà sàn vững chắc, đẹp chiếm 97%, 100% hộ có phương tiện đi lại, nghe nhìn và điện thoại di động. Là xã cuối trên hành trình trải nghiệm 3 xã vùng cao, nhưng xã Ngổ Luông thuận lợi về giao thông, trục đường nội xóm đã được bê tông hóa, mạng lưới viễn thông ổn định, điện sinh hoạt đáp ứng yêu cầu, người dân thân thiện, mến khách, các nét văn hóa còn nguyên bản, có nhiều sản phẩm (gà, lợn bản địa) phục vụ dịch vụ ăn uống.

Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được triển khai sẽ góp phần tích cực thúc đẩy KT-XH phát triển. 

Hương Lan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục