Công an xã Pà Cò (Mai Châu) phối hợp các ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn tại xóm Xà Lĩnh.

Nhức nhối vấn nạn tảo hôn

Ở xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu), Vàng A Trống là người hiểu hơn ai hết về nỗi khổ khi để con trai đang tuổi ăn tuổi lớn lấy vợ sớm. Đầu năm 2023, được sự mối lái của người trong họ, Vàng A Trống đã tổ chức đám cưới cho con trai là Vàng A S. khi mới 16 tuổi. Vợ của S. cũng vừa tròn 16 tuổi. Cưới nhau, cả 2 đều bỏ học ở nhà làm nương rẫy. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi cô con dâu vừa phải lao động nặng nhọc vừa mang thai khi tuổi còn quá trẻ, do vậy sức khỏe không đảm bảo, đau ốm liên miên... 

Vàng A Trống chia sẻ: Bản thân tôi chưa nhận thức được hết việc cho con kết hôn, lấy vợ quá sớm là một trong những nguyên nhân dẫn đến con cái sinh ra sẽ kém phát triển. Sau khi được cán bộ tuyên truyền đã nhận ra đây là việc làm sai trái, bởi nó chính là một phần nguyên nhân dẫn đến đói nghèo...

Thực tế không chỉ gia đình Vàng A Trống mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) có con cháu lấy vợ, lấy chồng sớm khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Như trường hợp của Khà A Tú ở xóm Thung Ẳng, xã Hang Kia lấy vợ khi mới 14 tuổi; Giàng A Gư ở xóm Thung Mặn, xã Hang Kia lấy vợ năm 16 tuổi, khi cưới vợ mới 14 tuổi; Hàng A Du ở xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò lấy vợ năm 14 tuổi, vợ 15 tuổi...

Đồng chí Sùng A Sía, Chủ tịch UBND xã Pà Cò chia sẻ: Tảo hôn là vấn đề đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Mông. Nguyên nhân do tư tưởng lạc hậu, muốn con em lập gia đình sớm, sinh thêm con, cháu để có nhân lực lao động sản xuất. Khi cán bộ đến tuyên truyền người dân luôn trốn tránh, đưa ra những lý do không thể hoãn cưới...

Còn theo đồng chí Khà A Lau, Chủ tịch UBND xã Hang Kia, tảo hôn là vấn đề nhức nhối thời gian qua cấp ủy, chính quyền xã tập trung giải quyết. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp như: xây dựng nghị quyết chuyên đề về phòng, chống tệ nạn tảo hôn; thi hành kỷ luật đối với những đảng viên có con tảo hôn; xử phạt hành chính trường hợp tảo hôn; xây dựng quy ước, hương ước về phòng, chống tảo hôn tại các xóm, trong từng dòng họ; tuyên truyền tới từng gia đình, vận động trẻ vị thành niên và gia đình không tảo hôn... Tuy vậy kết quả chưa đạt được như mong muốn, tình trạng tảo hôn vẫn tiếp tục diễn ra. 

Qua tìm hiểu, những cặp tảo hôn ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò hầu hết trong độ tuổi vị thành niên, thiếu sự hiểu biết về hôn nhân, sức khỏe sinh sản, quá trình chung sống phát sinh mâu thuẫn dẫn đến bạo lực gia đình, hoặc do cuộc sống gặp khó khăn, thiếu thốn, nhiều trường hợp đã vi phạm pháp luật như tham gia mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy...

Nan giải bài toán xóa bỏ hủ tục tảo hôn

Theo thống kê, khảo sát của các cơ quan chức năng tỉnh, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh không còn xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 241 trường hợp, đến hết tháng 8/2023 có 127 trường hợp. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn diễn ra khá phổ biến tại một số vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông có số trường hợp tảo hôn nhiều nhất, tiếp đó là đồng bào dân tộc Dao, Tày. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Mai Châu có 74 trường hợp tảo hôn, 100% trong vùng đồng bào dân tộc Mông (xã Hang Kia 52 trường hợp, xã Pà Cò 22 trường hợp).
Theo đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó có nguyên nhân còn tồn tại hủ tục, tập quán và quan niệm lạc hậu trong hôn nhân như muốn sớm có cháu, chắt, hứa hôn; trình độ nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế... Tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS như cái vòng luẩn quẩn dẫn đến nhiều gia đình còn quan niệm phải sớm dựng vợ gả chồng cho con cháu khi chưa đến tuổi kết hôn. 

Để loại bỏ hoàn toàn vấn nạn tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS là một bài toán nan giải. "Để giải quyết tình trạng tảo hôn không phải là chuyện ngày một ngày hai. Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nắm, hiểu và thực hiện, đồng thời tích cực xoá bỏ các hủ tục lạc hậu. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của xã phải phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu trong thực hiện phòng, chống tảo hôn; tranh thủ được đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong tuyên truyền phòng, chống tảo hôn... Có như vậy mới có thể từng bước đẩy lùi tệ nạn tảo hôn trong đồng bào DTTS, giống như việc chúng ta đã thành công trong loại bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống" - đồng chí Hà Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục