Xác định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong đó các tiêu chí ứng xử trong gia đình Việt Nam dựa trên nguyên tắc "Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ". UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 135/KH-UBND, ngày 3/8/2022; Sở VH-TT&DL ban hành Kế hoạch số 1993/KH-SVHTTDL, ngày 19/8/2022 về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.


Các hoạt động tuyên truyền về Bộ ứng xử trong gia đình được các cấp, ngành quan tâm triển khai. Trong ảnh: Hội thi "Câu lạc bộ gia đình bền vững" huyện Lạc Thuỷ năm 2023. 

Đồng chí Nguyễn Thị Anh, Phó trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở VH-TT&DL) chia sẻ: Tỉnh từng bước đưa các tiêu chí trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào cuộc sống với các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đề cao đạo đức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; khơi dậy tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xác định nội dung cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong triển khai bộ tiêu chí để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% gia đình đăng ký thực hiện, góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện bộ tiêu chí ứng xử, tỉnh đã huy động sự tham gia của các cấp, ngành và Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và đảm bảo hoàn thành các nội dung đề ra.

Sở VH-TT&DL đã tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2023); kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình (15/5); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Cụ thể, UBND thành phố Hòa Bình đã tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề về Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023 về chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” với 500 đại biểu tham dự. UBND huyện Mai Châu cũng tổ chức nội dung trên với 200 đại biểu tham dự. Huyện Lạc Thủy tổ chức hội thi "Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững” năm 2023. Huyện Tân Lạc tổ chức Chương trình giao lưu - tọa đàm nhân kỷ niệm 22 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành thực hiện hiệu quả công tác trẻ em, bình đẳng giới và duy trì hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Ngành VH-TT&DL đã  treo 2.018 băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền; 207 lượt tuyên truyền bằng xe lưu động; 68 buổi chiếu phim lưu động; 18 buổi nói chuyện chuyên đề; 7 phóng sự; 312 buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; 217 buổi tọa đàm; 100 tờ rơi; 431 tin, bài phản ánh gương người tốt, việc tốt về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc…

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, thời gian tới, để đẩy mạnh thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các cấp, ngành tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng người dân về sự cần thiết của bộ tiêu chí đối với xây dựng lối sống lành mạnh, gia đình tiến bộ, hạnh phúc, từ đó thúc đẩy tính tự giác, nhiệt tình tham gia hoạt động và thực hành các tiêu chí ứng xử. Tổ chức các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, cổ động trực quan, không gian mạng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, thông qua các cuộc thi, sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ với nhiều hình thức thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, gia đình. Tập trung tuyên truyền vào các dịp kỷ niệm trong năm. Tổ chức triển khai hoạt động đăng ký thực hiện bộ tiêu chí gắn với quy trình đăng ký thi đua xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa và bình xét, khen thưởng danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu tại địa phương. Lồng ghép việc thực hiện bộ tiêu chí với các tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng giá trị, văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến bộ tiêu chí tới học sinh để nâng cao nhận thức trong ứng xử đúng mực với ông bà, cha mẹ, anh, chị, em. Bố trí, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí cho công tác triển khai thực hiện bộ tiêu chí, ưu tiên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Hương Lan

Các tin khác


Hiệu quả Quỹ phát triển Ả Rập Xê Út tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thực hiện Quyết định số 2064/QĐ-TTg, ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết Hiệp định vay giữa Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ phát triển Ả Rập Xê Út cho các dự án tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hòa Bình. Thông qua hiệp định, tỉnh Hòa Bình được tiếp cận nguồn vốn vay thực hiện dự án "Mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình”. Từ nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Khi nào điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024?

Dự kiến phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 12. Tuy nhiên, các bên sẽ phải trải qua đàm phán để đưa ra mức tăng hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2024 khó thực hiện.

Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, Quốc hội vừa đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1 đến hết ngày 30/6/2024.

Chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Bên cạnh những ưu điểm như đảm bảo nhanh chóng, đúng, đủ, kịp thời, công khai, minh bạch; chi trả theo phương thức hiện đại, tiện lợi..., việc thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt (KDTM) còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Nguyên nhân do việc thanh toán KDTM còn là vấn đề mới với đại bộ phận người dân, nhất là với người dân trên địa bàn huyện miền núi.

Xã Giáp Đắt: Hàng chục hộ dân mong chờ ổn định cuộc sống sau nửa thập kỷ “chạy lũ”

Sau hơn nửa thập kỷ phải di dời về nơi ở mới do ảnh hưởng của thiên tai, hiện nay, đời sống của hàng chục hộ dân thuộc khu vực suối Tào, xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) còn vô cùng chật vật.

Huyện Kim Bôi: Sức lan tỏa từ một cuộc vận động

Cuộc vận động ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Kim Bôi được triển khai từ năm 2009. Đến nay, qua 14 năm thực hiện, cuộc vận động đã có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút sự ủng hộ, giúp đỡ của cả cộng đồng, đặc biệt là hội viên phụ nữ, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục