Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hưởng ứng "Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tôn vinh những giá trị cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Các hoạt động chào mừng sôi nổi và ý nghĩa thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, tạo không khí vui tươi và ấn tượng đẹp trong xã hội.


Biểu diễn văn nghệ tại Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển". Ảnh: TTXVN phát

Khởi đầu cho chuỗi các hoạt động là Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2024, thu hút hàng nghìn phụ nữ tham gia hưởng ứng. Tại Festival diễn ra các hoạt động: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa, sản phẩm, ẩm thực Hà Nội và các nước; Giải đi bộ "Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” lần thứ nhất; Liên hoan "Vũ điệu hòa bình - hữu nghị”...

Điểm nhấn của Fesstival là Giải đi bộ "Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp” lần thứ nhất với sự tham gia của trên 300 vận động viên nam, nữ từ 18 - 60 tuổi và gần 500 cổ động viên. Hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa, sản phẩm, ẩm thực Hà Nội và các nước với 30 gian hàng của các quận, huyện tại Festival cũng gây ấn tượng tốt đẹp với nhân dân thành phố và bạn bè quốc tế, góp phần lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội và các nước, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giao lưu, hội nhập, phát triển giữa phụ nữ Hà Nội và các nước. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, văn minh, hiện đại, điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Cũng trong dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tri ân, truyền thông nâng cao nhận thức cho chị em về các lĩnh vực xã hội, kinh tế. Trong đó, các cấp Hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.

Tại huyện Thanh Trì, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã khánh thành, bàn giao Mái ấm tình thương cho chị Phạm Thị Be ở thôn 2, xã Vạn Phúc, là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hoàng Mai tổ chức Gala "Vũ điệu mùa Xuân” với nhiều tiết mục đặc sắc, tạo sự gắn kết, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ở địa phương. Hơn 500 cán bộ, hội viên phụ nữ quận Hoàng Mai đã tham gia chương trình. Thông qua sân chơi lành mạnh, bổ ích này, các chị em có thêm cơ hội giao lưu, tự tin tham gia hoạt động cộng đồng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, xây dựng người phụ nữ thời đại mới, có tri thức, đạo đức, sức khỏe, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức Ngày hội văn hóa phụ nữ quận Tây Hồ. Tại chương trình, các nội dung trình diễn thời trang áo dài; giao lưu dân vũ thể thao; giao lưu ẩm thực đã khiến ngày hội trở nên sôi động, đặc sắc. Với 13 gian hàng ẩm thực giới thiệu các sản phẩm truyền thống địa phương như: xôi Phú Thượng, bánh tôm Hồ Tây, trà quất, mứt quất Tứ Liên… và nhiều món ăn truyền thống do chính chị em chế biến, chương trình không chỉ là nơi thể hiện tài năng của phụ nữ Tây Hồ mà còn tôn vinh những nét văn hóa truyền thống của người phụ nữ ở vùng đất nghìn năm văn hiến.

Tại hai huyện Đông Anh, Mê Linh, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội Vì sự tiến bộ của phụ nữ; chương trình Khảo sát, truyền thông nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng đảm bảo nhà trọ an toàn cho chủ nhà trọ và nữ lao động di cư. Các cán bộ, hội viên phụ nữ hai huyện Đông Anh, Mê Linh và các nữ lao động nhập cư, các chủ nhà trọ trên địa bàn đã được truyền thông kiến thức pháp luật và kỹ năng đảm bảo nhà trọ an toàn. Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và hai địa phương cùng các thành viên của chương trình đã tổ chức khảo sát 420 lao động nhập cư và 75 chủ nhà trọ về tính an toàn tại nơi mà họ đang sinh sống, cho thuê.

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, phụ nữ Thủ đô chiếm 50,4% dân số, đóng góp gần một nửa lực lượng lao động thành phố. Ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, chị em luôn phát huy truyền thống "Ba đảm đang”, nét tài hoa, thanh lịch của phụ nữ Hà Nội, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, xây dựng người phụ nữ Thủ đô trung hậu - sáng tạo - đảm đang - thanh lịch; cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”, "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào khởi nghiệp, sáng kiến sáng tạo, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục