Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

 

Công an thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) xây dựng mô hình tăng gia sản xuất hỗ trợ người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống.

Với tinh thần "tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách”, từ năm 2019, Công an huyện Lạc Sơn đã phát động phong trào "Chung tay vì cuộc sống cộng đồng”, kêu gọi cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị quyên góp ủng hộ các hộ nghèo trên địa bàn với hình thức "tiết kiệm ăn sáng để mua bò giống”. Chủ trương của lãnh đạo đơn vị nhận được sự đồng thuận của cán bộ, chiến sỹ. Bởi hầu hết cán bộ, chiến sỹ là người dân tộc, được bà con che chở, đùm bọc, nuôi dưỡng để trưởng thành nên đó còn là trách nhiệm với người dân. Phong trào được lan rộng từ Công an huyện đến cơ sở, nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, chiến sỹ. Hơn 5 năm qua, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lạc Sơn đã tiết kiệm ăn sáng mua được 20 con bò giống, trị giá trên 340 triệu đồng tặng các hộ nghèo. Việc làm đậm tính nhân văn đã lan toả hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Công an vì nhân dân phục vụ.

Để cụ thể hoá chủ trương công tác Công an xây dựng nông thôn mới, hàng năm, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh ra nghị quyết lãnh đạo việc giúp đỡ các xã vùng cao, chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng chương trình hành động cụ thể, hướng vào giải quyết tốt các vụ, việc bức xúc nổi cộm ở cơ sở theo tiêu chí số 19 "an ninh, trật tự xã hội được giữ vững”. Công an tỉnh giao các đơn vị nghiên cứu, khảo sát, đề xuất cách làm, chọn lựa cây, con phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu ở địa phương hỗ trợ bà con đưa vào sản xuất. Xã hội hóa việc giúp đỡ các xã bằng cách vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, tạo đồng thuận trong việc giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đưa tinh thần "nông thôn mới” thấm sâu vào đời sống người dân. Vận động quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, gắn với tiếp tục duy trì, củng cố các mô hình phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo hướng "tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”. Từ năm 2019 đến tháng 4/2024, Công an tỉnh đã tham mưu tổ chức trên 20 nghìn hội nghị cho 6.986 lượt khu dân cư, 630 lượt xã, thị trấn, 32 lượt phường, 1.230 lượt cơ quan, doanh nghiệp với trên 3 triệu lượt cán bộ, nhân dân, học sinh tham gia; đăng tải 366 phóng sự truyền hình, 765 bài báo, phát hành trên 1,8 triệu tờ rơi, treo hàng nghìn khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và nhân điển hình tiên tiến.

Để hỗ trợ thiết thực, hiệu quả đối với các xã đặc biệt khó khăn do UBND tỉnh giao, Công an tỉnh vận động cán bộ, chiến sỹ, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trao tặng trên 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn của 4 xã vùng cao huyện Lạc Sơn và đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) trên 280 triệu đồng, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho 500 lượt người dân. Trao tặng trên 30 con bò giống tạo sinh kế cho người dân, hỗ trợ sách vở, đồ chơi, học bổng, chăn bông, áo ấm... cho các đối tượng chính sách, gia đình đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng, Công an huyện Tân Lạc xây mới công trình "Điện chiếu sáng nông thôn” dài 3km ở các xóm, xã vùng cao...

Phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn lực lượng Công an tỉnh, nhân lên trong cả hệ thống chính trị và các cấp, các ngành của tỉnh. Hình ảnh các chiến sỹ Công an mồ hôi ướt đẫm vai áo, cùng bà con xuống đồng gặt lúa, gieo trồng trở nên rất đỗi thân quen tạo ấn tượng đẹp trong lòng nhân dân.

 Như Hùng 

(Công an tỉnh)


 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục