(HBĐT) - Huyện Cao Phong nằm trên các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, phát triển KT-XH của huyện và có hạ tầng cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch, dịch vụ như: QL 6A, tỉnh lộ 12B, tỉnh lộ 435B và tuyến đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại trong lòng hồ Hòa Bình và đi đến thành phố Sơn La.


Cao Phong còn được biết đến với địa danh Mường Thàng - một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh. Huyện có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn khách du lịch như: khu di tích lịch sử chùa Khánh, xã Yên Thượng; chùa Quoèn Ang, xã Tân Phong; tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh; quần thể hang động núi Đầu Rồng, khu 3, thị trấn Cao Phong được Bộ VH-TT&DL cấp bằng di tích quốc gia vào năm 2012 với nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể tuyệt vời của tạo hóa ban tặng như Hoa Sơn Thạch động, động không đáy, nhãn long Sơn động, Phong Sơn động, hang Nước, động Thanh Thủy; đền Thượng Bồng Lai, nơi thờ Cô Đôi Thượng ngàn tọa lạc ngay tại thị trấn Cao Phong... Cùng với đó là một số điểm du lịch hấp dẫn khác như: Vườn hoa núi Cối (chùa Quoèn Ang), xã Tân Phong; bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh có trên 100 nóc nhà sàn mộc mạc, nguyên sơ còn giữ nguyên bản sắc văn hóa Mường; Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng ở xã Bắc Phong; khám phá Thung Nai thơ mộng và đặc biệt là du lịch sinh thái lòng hồ Hòa Bình, du lịch văn hóa tâm linh đền bà chúa Thác Bờ, du lịch thám hiểm các hang động, du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc Mường, Dao… Du lịch sinh thái miệt vườn trong bạt ngàn cam, quýt, chanh, bưởi, mía...


Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ những nét đặc trưng văn hóa mường.

Với tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên quý giá, huyện Cao Phong thực sự là điểm đến lý tưởng cho phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch trang trại nông nghiệp, nông thôn, du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu khám phá. Tuy nhiên, phát triển du lịch và dịch vụ trong thời gian qua trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Trong 9 tháng năm 2017, theo thống kê có 256.687 lượt khách đến thăm quan du lịch trên địa bàn, trong đó, khách quốc tế 1.506 lượt, khách nội địa 255.181 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 19.200 triệu đồng. Để tạo bước đột phá trong đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả KT-XH cho địa phương, huyện đã xây dựng đề án "Phát triển du lịch huyện Cao Phong giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Để thực hiện những nội dung đề án phát triển du lịch đã đề ra, hiện nay, huyện đang xây dựng kế hoạch tập trung triển khai các nhóm giải pháp cụ thể như: Triển khai cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đối với huyện Cao Phong, căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể của huyện, hoạt động đầu tư phát triển du lịch tập trung vào xây dựng các khu, điểm du lịch trọng điểm như du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh núi Đầu Rồng, Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, Khu du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn công nghệ cao… Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch, hệ thống vui chơi giải trí, thể thao; các dịch vụ bổ trợ khác. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội phục vụ du lịch. Đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư.

Cùng với đó, các nhóm giải pháp về phát triển thị trường, sản phẩm du lịch được huyện quan tâm xây dựng. Trước mắt, huyện tiếp tục ưu tiên và tập trung khai thác thị trường nội địa (Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) với mục đích thăm quan cuối tuần hồ Hòa Bình, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch dã ngoại trang trại nông nghiệp nông thôn kết hợp mua sắm, du lịch vui chơi giải trí…

Trong những năm tiếp theo, chú trọng khai thác thị trường nghỉ dưỡng cuối tuần Khu du lịch hồ Hòa Bình, thị trường du lịch nông nghiệp nông thôn công nghệ cao; du lịch văn hóa - lễ hội - tâm linh núi Đầu Rồng kết hợp khám phá hang động, du lịch cộng đồng bản Mường Giang Mỗ và bản Mường Yên Thượng… Đối với thị trường quốc tế, trước mắt, tập trung khai thác thị trường gần, có nét văn hóa tương đồng như Lào, đông bắc Thái Lan… với mục đích thăm quan văn hóa Mường, nghỉ dưỡng hồ, sinh thái nông nghiệp… Những năm tiếp theo (khi đã có đầu tư phát triển) tập trung khai thác các thị trường xa hơn, có khả năng chi trả cao hơn. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá về những tiềm năng, cơ hội đầu tư của Cao Phong trong phát triển du lịch. Quan tâm thực hiện nhóm giải pháp về nâng cao năng lực tổ chức quản lý hoạt động du lịch, ứng dụng KHCN trong phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của du lịch về mặt văn hóa xã hội, mặt khác tạo việc làm, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.


H.L

Các tin khác


Sức hấp dẫn của bản Pom Coọng

(HBĐT) - Khi màn sương bao phủ thị trấn Mai Châu (Mai Châu) tan dần, một bản nhỏ với những ngôi nhà sàn mộc mạc, thanh bình hiện lên. Đó là bản Pom Coọng bản mang đậm bản sắc của dân tộc Thái. Đến đây, du khách được đắm mình trước cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, được thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc Thái; trải nghiệm cùng đồng bào dân tộc làm ruộng, tham gia chế biến các món ăn…

Đón khách nước ngoài trải nghiệm văn hóa sinh thái hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Công ty CP Du lịch Hòa Bình đang tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc Mường gắn với hệ sinh thái hồ Hòa Bình để phục vụ nhu cầu không chỉ khách trong nước mà hướng đến thị trường khách nước ngoài đến tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá văn hóa đậm chất dân tộc, thiên nhiên hồ Hòa Bình.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc


Nguyễn Văn Chương 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Liên hoan làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 

(HBĐT) - Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác; cũng là cơ hội lớn cho du lịch các tỉnh Tây Bắc phát huy mọi tiềm năng phát triển du lịch nhanh và bền vững hơn.

Ba địa điểm du lịch nổi tiếng Hàn Quốc du khách cần ghé thăm

Du lịch Hàn Quốc luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi đi du lịch của nhiều người bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã và nét đẹp hiện đại cùng nền ẩm thực vô cùng phong phú. Dưới đây là 3 địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi đi du lịch xử sở kim chi.

Hoạt động Famtrip - cơ hội tiếp cận khách du lịch tới hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Famtrip là chữ viết tắt của cụm từ familiarization trip, là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong ngành du lịch để nói về một hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Famtrip là những chương trình du lịch miễn phí hoặc được giảm giá do một quốc gia, một địa phương hoặc một là tổ chức du lịch đứng ra tổ chức dành cho phía các hãng lữ hành, các cơ quan quản lý và các phóng viên báo chí đến trải nghiệm, làm quen, tìm hiểu, khảo sát tiến tới những thỏa thuận quan hệ hợp tác phát triển du lịch.

Phong Nha - Kẻ Bàng: Vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ giữ chân du khách

Quảng Bình không chỉ được mệnh danh là vùng đất "lửa” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khí hậu vô cùng khắc nghiệt mà còn được biết đến bởi những danh lam thắng cảnh "thiên tạo” và đặc biệt người dân rất thân thiện, mến khách. Du khách đến với Quảng Bình nói chung, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng đều cảm thấy hài lòng và nơi đây luôn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục