Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh, hấp dẫn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước bởi cảnh quan hoang sơ, hồ nước tự nhiên trong xanh, chung quanh là rừng nguyên sinh trên núi đá, những làng, bản nhà sàn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Tuy nhiên, cảnh quan hoang sơ đang bị phá vỡ bởi tình trạng xây dựng nhà ở, nhà nghỉ của người dân địa phương.


Đi thuyền trên hồ nước Ba Bể trong xanh, chung quanh là rừng nguyên sinh trên núi đá, không khí mát lành, cảnh quan hoang sơ, xa xa là làng, bản nhà sàn thấp thoáng đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày, ai cũng cảm thấy thảnh thơi, thư giãn. Đó là sự hấp dẫn đối với du khách mỗi khi đến với hồ Ba Bể.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đi trên hồ nước, dễ dàng nhìn thấy một số ngôi nhà bê-tông cốt thép xen lẫn với những ngôi nhà gỗ, nhà sàn ở thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu xây chìa ra đến đến tận mép nước hồ, trông rất phản cảm, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Dọc tuyến đường bên hồ Ba Bể từ UBND xã Nam Mẫu vào thôn Bó Lù thuộc vùng lõi, vùng đệm hồ Ba Bể trước kia hầu như không có nhà ở, nhà nghỉ, nhưng những năm gần đây người dân sở tại dựng những ngôi nhà gỗ, nhà xây để ở, đón khách du lịch. Vào mùa lũ, nước dâng cao, những ngôi nhà này gần như sát mặt nước, bao nhiêu rác thải, nước thải, chất thải của con người và động vật nuôi gần như "tương” hết xuống hồ.


Tám căn nhà xây dựng trái phép tại thôn Cốc Tộc, vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể chưa xử lý được để trả lại nguyên trạng.

Cũng bởi tình trạng quản lý yếu kém của chính quyền và cơ quan chức năng địa phương nên dẫn đến tình trạng một số căn nhà bê-tông cốt thép ngang nhiên xây dựng trên sườn núi thuộc thôn Cốc Tộc, vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, vi phạm danh thắng với mục đích đón khách du lịch. Thậm chí, chính quyền huyện Ba Bể còn cấp "sổ đỏ” trên đất rừng tự nhiên để người dân làm nhà nghỉ, đến nay chưa xử lý được.

Bản Pác Ngòi với những ngôi nhà sàn đặc trưng bên hồ Ba Bể, không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, địa chỉ ưa thích của du khách muốn khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa cũng đang bị mai một bởi tình trạng cơi nới nhà ở, nhà bê-tông cốt thép, ô nhiễm chất thải, rác thải.

Với tình trạng tăng dân số tại chỗ và khách du lịch đến với hồ Ba Bể ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu xây dựng nhà ở do chia tách hộ, xây dựng nhà nghỉ đón khách du lịch tăng lên thì không bao lâu nữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ ở nhiều khu vực chung quanh hồ Ba Bể sẽ biến mất, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, vẻ đẹp tự nhiên của hồ Ba Bể mà thiên nhiên ban tặng cho địa phương sẽ không còn. Lúc ấy, không bao giờ có thể lấy lại được nữa.

Tỉnh Bắc Cạn cần tính toán để vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa khu vực hồ Ba Bể. Trước hết, rà soát, sửa đổi Quyết định số 1925 của UBND tỉnh Bắc Cạn về Quy chế quản lý, bảo vệ và Phát triển di sản thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Bể, vì quyết định này đã được ban hành từ nhiều năm trước, không còn phù hợp tình hình hiện nay. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng... để kịp thời lập lại trật tự trong khu vực này trước khi quá muộn.

Làm như vậy, sẽ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa truyền thống, như thế cũng có nghĩa là thu hút ngày càng nhiều du khách đến hồ Ba Bể.

Gần đây, một số ngôi nhà bê-tông lại dựng lên tại thôn Bó Lù, vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.


Theo Nhandan

Các tin khác


Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc


Nguyễn Văn Chương 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Liên hoan làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017 

(HBĐT) - Ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển du lịch Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác; cũng là cơ hội lớn cho du lịch các tỉnh Tây Bắc phát huy mọi tiềm năng phát triển du lịch nhanh và bền vững hơn.

Ba địa điểm du lịch nổi tiếng Hàn Quốc du khách cần ghé thăm

Du lịch Hàn Quốc luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi đi du lịch của nhiều người bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã và nét đẹp hiện đại cùng nền ẩm thực vô cùng phong phú. Dưới đây là 3 địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi đi du lịch xử sở kim chi.

Hoạt động Famtrip - cơ hội tiếp cận khách du lịch tới hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Famtrip là chữ viết tắt của cụm từ familiarization trip, là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong ngành du lịch để nói về một hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Famtrip là những chương trình du lịch miễn phí hoặc được giảm giá do một quốc gia, một địa phương hoặc một là tổ chức du lịch đứng ra tổ chức dành cho phía các hãng lữ hành, các cơ quan quản lý và các phóng viên báo chí đến trải nghiệm, làm quen, tìm hiểu, khảo sát tiến tới những thỏa thuận quan hệ hợp tác phát triển du lịch.

Phong Nha - Kẻ Bàng: Vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ giữ chân du khách

Quảng Bình không chỉ được mệnh danh là vùng đất "lửa” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khí hậu vô cùng khắc nghiệt mà còn được biết đến bởi những danh lam thắng cảnh "thiên tạo” và đặc biệt người dân rất thân thiện, mến khách. Du khách đến với Quảng Bình nói chung, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng đều cảm thấy hài lòng và nơi đây luôn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi người.

Đoàn công tác huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Đoàn công tác của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng do đồng chí Công Văn Hưu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mai Châu về việc học tập, trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng, các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Thịnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và một số xã của huyện.

Côn Sơn, Kiếp Bạc - Nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa

(HBĐT) - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh (Hải Dương). Từ xưa, vùng đất này vốn được coi là nơi tụ linh, tụ khí, tụ nghĩa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục