(HBĐT) - Huyện Kim Bôi được tạo hóa ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với hệ thống hang động, những ngọn núi, cánh rừng hùng vĩ. Ngoài ra, Kim Bôi còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Để phát huy tiềm năng, huyện đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của tỉnh ta.


Hiện nay, Serena Resort thuộc xóm Khai Đồi, xã Sào Báy là một trong những khu nghỉ dưỡng cao cấp của huyện Kim Bôi.

 Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Từ lâu, Kim Bôi được du khách biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng. Nước khoáng Kim Bôi được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng thiên nhiên tốt nhất Đông Nam á. Ngoài ra, Kim Bôi là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường; di chỉ khảo cổ khu mộ cổ Đồng Thếch (xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng) có từ nửa cuối thế kỷ XVII với những cột đá lớn nhỏ được khắc chữ Hán - Nôm, được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Hàng năm, trên địa bàn huyện có nhiều lễ hội được duy trì như: lễ hội Mường Động, Hội xuân, lễ hội Khuống mùa, Mừng cơm mới… Tại các lễ hội làng thường diễn ra các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như ném còn, đánh mảng, đánh đuống, kéo co, đẩy gậy, gọi nàng Khọt… Đi với đó là các điệu múa đặc trưng như múa bông, múa dâng hoa, múa cửa đình, xen lẫn những màn xéc bùa, hát đối, ví đúm…

Ngoài ra, Kim Bôi còn có hệ thống hang động phong phú, những ngọn núi, cánh rừng già… Những tiềm năng đó giúp Kim Bôi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều điểm du lịch sinh thái như điểm nghỉ dưỡng cao cấp Serena Resort (xã Sào Báy), Cửu Thác Tú Sơn (xã Tú Sơn), thác Mặt Trời (xã Kim Tiến), khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, khu V’Resort (xã Vĩnh Tiến)…

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động du lịch phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của huyện. Du lịch vẫn còn những hạn chế như quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả KT - XH còn thấp. Nguyên nhân chính là do hoạt động du lịch ở Kim Bôi chưa có định hướng tổng thể, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chính vì vậy, UBND huyện Kim Bôi ban hành Quyết định số 1126/QĐ - UBND ngày 5/4/2017 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, góp phần phát triển du lịch huyện Kim Bôi.

Nếu so sánh với các huyện trong tỉnh, lượng khách đến huyện Kim Bôi ở mức trung bình, cao hơn các huyện: Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong nhưng thấp hơn thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, Lạc Thủy. Tổng thu từ du khách đến huyện Kim Bôi đứng thứ 3 trong tỉnh (sau huyện Lương Sơn và Lạc Thủy). Năm 2017, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Kim Bôi đã có nhiều tín hiệu khả quan, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tính đến tháng 11/2017 đã có 196.985 lượt khách du lịch, trong đó, khách nội địa 18.771 lượt, khách quốc tế 8.124 lượt, công suất sử dụng phòng đạt 65%; doanh thu đạt 137.651 triệu đồng.

Mục tiêu đặt ra của huyện Kim Bôi là phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút du khách trong và ngoài nước không ngừng tăng theo các năm. Với các khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp du lịch cộng đồng; hình thành các tuor du lịch chất lượng cao. Huyện phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 250 nghìn lượt khách, năm 2025 đón khoảng 400 nghìn lượt khách; phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 650 nghìn lượt khách. Tổng thu từ du lịch năm 2020 khoảng 250 tỷ đồng, năm 2025 đạt khoảng 460 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng Phòng VH -TT huyện Kim Bôi cho biết: Hiện nay, huyện Kim Bôi đang đầu tư phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao với các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Serena Resort tại xóm Khai Đồi, xã Sào Báy; khu V’Resort (xã Vĩnh Tiến), khách sạn Công Đoàn. Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, trước hết huyện tạo cơ chế, chính sách, môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch trên địa bàn huyện. Tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp đầu tư các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, huyện đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân để cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí và dịch vụ như phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhân lực làm du lịch đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Tập trung đào tạo nghiệp vụ quản lý du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ tân, hướng dẫn viên, phối hợp mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp phục vụ khách du lịch cho người dân trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng. Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ giao tiếp cơ bản cho các đơn vị làm du lịch.

"Ngoài ra, huyện Kim Bôi cần phải quan tâm xây dựng một số loại hình sản phẩm du lịch trọng tâm gắn liền với tiềm năng của huyện, trong đó chú trọng các loại hình du lịch thế mạnh như du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối khoáng, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng”, đồng chí Trưởng phòng VH -TT huyện nhấn mạnh.

 

Thu Thủy

Các tin khác


Xây dựng hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước, trải dài 230 km từ tỉnh Hòa Bình đến tỉnh Sơn La. Hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, gắn liền với điểm tham quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Một thoáng Quỳnh Nhai

Bài 2: Sức sống vùng hồ Quỳnh Nhai 
(HBĐT) - Từ năm 2006 - 2010, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La - công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của di dân tái định cư thủy điện.

Tam Đảo – nơi giao thoa của đất trời…

(HBĐT) - Nhắc đến Tam Đảo là nói đến một địa danh với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu độc đáo mát lạnh. Thế nên, từ đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã phát hiện và xây dựng thành khu nghỉ mát. Suốt chiều dài lịch sử đến nay, Tam Đảo đã trở thành địa điểm lý tưởng để du khách thập phương lui tới, nhất là trong những ngày hè oi ả. Không thể phủ nhận, mùa hè là quãng thời gian lý tưởng nhất để đến Tam Đảo. Tuy nhiên, đến chốn bồng lai này trong những ngày đông giá cũng là một trải nghiệm khó quên.

Thành phố Hòa Bình phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Một thoáng Quỳnh Nhai

(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục