(HBĐT) - Biết tâm trạng háo hức của người lần đầu đến Móng Cái, một thành phố vùng biên của tỉnh Quảng Ninh, anh Nguyễn Tiến nhà ở phố Hòa Lạc nhắc rằng: "Móng Cái tuy sôi động trong phát triển nhưng mảnh đất này lại ẩn chứa những tầng sâu của lịch sử, văn hóa…nên muốn tìm hiểu cần có độ lắng. Năm 2018, thành phố tròn 10 năm kể từ ngày thành lập.” Hướng ánh mắt về phía sông và cầu Ka Long trong ánh nắng ban trưa rực rỡ, anh nói với khách xa lại như đang nói với lòng mình. Qua câu chuyện, rõ đây là một người thâm trầm, sâu lắng và có tình yêu sâu sắc đối với thành phố quê hương…


Từ cuối năm 2013, Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ ở thành phố Móng Cái là điểm đến du lịch văn hóa không thể thiếu trong hành trình khám phá của đông đảo du khách mỗi khi đến thăm thành phố vùng biển.

Hiếm có thành phố nào ở Việt Nam lại hội tụ nhiều nét đặc biệt, độc đáo như nơi này. Thành phố biên giới có đường biên giới trên biển và đất liền với nước bạn 70 km; có cửa khẩu quốc tế Móng Cái sầm uất, dập dìu du khách gần xa. Nơi đây còn lưu dấu, hội tụ những giá trị của văn hóa, lịch sử, nghệ thuật mà ông cha đã để lại từ ngàn xưa. Nhiều địa danh, di tích danh thắng, lịch sử khiến du khách xa gần mong được đến tìm hiểu, thưởng ngoạn.

Cùng với dòng sông Ka Long -như nhân chứng chứng kiến những thăng trầm của Móng Cái, các địa danh, di tích như đền Xã Tắc, đình Trà Cổ…đều mang trong đó dấu ấn tâm hồn, văn hóa Việt Nam mà cha ông đã gửi gắm lại cho hậu thế.

Đình Trà Cổ (phường Trà Cổ) được xây dựng từ thời hậu Lê, cách đây gần 600 năm vẫn được coi như cột mốc văn hóa Việt nơi biên ải; thể hiện rõ nét tinh thần, kiến trúc văn hóa thuần Việt. Ai ai đến đây đều có chung những nghiền ngẫm, suy tư về lịch sử, văn hóa cha ông. 2 bức hoành phi với các câu: "Địa cửu thiên trường” (đất vững, trời dài) và "Nam sơn tịnh thọ” (nước Nam bền vững) như là điều cha ông ký thác, gửi gắm cho con cháu sau này. Khi đến đây, câu hát trong bài hát "Mái đình làng biển” của nhạc sĩ Nguyễn Cường như nói thay tâm trạng bao người. Đình đã được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ VH -TT&DL) xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia.

Hàng năm, khi lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc càng là điểm đến của du khách gần xa. Đền Xã Tắc (trước còn có tên Đàn miếu Xã tắc đại vương) một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất của thành phố Móng Cái được xây dựng từ cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều Trần. Ngôi đền không chỉ mang ý nghĩa là cơ sở thờ tự, một nơi thể hiện văn hóa, tín ngưỡng của người Việt mà còn chứa đựng ý nghĩa to lớn hơn về sự khẳng định chủ quyền của đất nước, non sông xã tắc nơi vùng biên cương này.

Móng Cái còn có bao địa danh, di tích danh thắng lịch sử cần chiêm ngưỡng, tìm hiểu như ngọn hải đăng nơi địa đầu Tổ quốc cùng vẻ đẹp bình dị trên đảo Vĩnh Thực, du lịch Trà Cổ - Bình Ngọc, khu di tích lịch sử đồn biên phòng Pò Hèn, các cột mốc chủ quyền vùng biên, nhà thờ Trà Cổ và các bãi tắm đẹp, hoang sơ vào những ngày hè sôi động…

Tuy nhiên, như một "thổ công” nơi đây chia sẻ: Nếu đến Móng Cái mà chưa đến mũi Sa Vĩ coi như chưa đến nơi đây”…Bởi lẽ mũi Sa Vĩ là nơi bắt đầu cho nét bút vẽ chữ S bản đồ Tổ quốc Việt Nam, điểm đánh dấu địa đầu cực Đông Bắc của đất nước; nơi bắt đầu đường bờ biển dài hơn 3.000 km của nước ta. Hình ảnh biểu tượng 3 ngọn thông vươn lên trời cao cùng những câu thơ hào sảng, tha thiết của nhà thơ Tố Hữu vang vọng lòng người: Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước / Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa…”.

Hiện nay, mỗi ngày, cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ luôn có du khách thập phương đến tham quan. Điều kỳ thú không chỉ là địa chỉ nơi địa đầu cực Đông Bắc của Tổ quốc, du khách đến đây còn được trải nghiệm, hòa mình vào biển trời quê hương; phóng tầm mắt ngắm bãi biển trải dài, ngút tầm mắt với 17 km được mệnh danh là "Bãi biển trữ tình nhất Việt Nam”… Là 1 trong 15 điểm cần đến của du khách khi đặt chân lên Móng Cái. Đó cũng là thế mạnh thúc đẩy ngành công nghiệp "không khói” ở Móng Cái đi lên…


Ảnh: Du khách tham quan ngọn đèn hải đăng ở đảo Vĩnh Thực, nơi còn giữ được nét đẹp hoang sơ, bình dị.

Có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái… nên nhiều năm qua, thành phố Móng Cái đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút, thúc đẩy du lịch phát triển. Năm 2017, thành phố đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: tổ chức đón, chúc Tết đoàn trên 300 khách du lịch quốc tế đầu tiên nhập cảnh vào Móng Cái dịp Tết Nguyên đán; tuần lễ du lịch Móng Cái chào hè 2017; xúc tiến du lịch nội địa tại Cao Bằng, Lạng Sơn. Xúc tiến du lịch 2 quốc gia, 4 điểm đến Hạ Long - Móng Cái - Đông Hưng - Quế Lâm tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) và thành phố Hạ Long (Việt Nam); xúc tiến du lịch tại Hồng Kông, tổ chức lễ hội đình Trà Cổ… Năm 2017, lượng du khách đến Hạ Long đạt trên 2.053.000 người, trong đó, khách lưu trú đạt 245.213 lượt người; nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 98, 384 tỷ đồng…Rõ ràng, Móng Cái đang là điểm cần đến, hấp dẫn và ấn tượng đối với du khách gần xa.

Bùi Huy

Các tin khác


Cơ hội để du lịch cất cánh

(HBĐT) - Hoạt động du lịch của tỉnh đang có những tín hiệu vui. Tư duy nhận thức và cách làm du lịch đã thay đổi và khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các điểm, khu du lịch đa dạng.

Xây dựng hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước, trải dài 230 km từ tỉnh Hòa Bình đến tỉnh Sơn La. Hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, gắn liền với điểm tham quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Một thoáng Quỳnh Nhai

Bài 2: Sức sống vùng hồ Quỳnh Nhai 
(HBĐT) - Từ năm 2006 - 2010, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La - công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của di dân tái định cư thủy điện.

Tam Đảo – nơi giao thoa của đất trời…

(HBĐT) - Nhắc đến Tam Đảo là nói đến một địa danh với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu độc đáo mát lạnh. Thế nên, từ đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã phát hiện và xây dựng thành khu nghỉ mát. Suốt chiều dài lịch sử đến nay, Tam Đảo đã trở thành địa điểm lý tưởng để du khách thập phương lui tới, nhất là trong những ngày hè oi ả. Không thể phủ nhận, mùa hè là quãng thời gian lý tưởng nhất để đến Tam Đảo. Tuy nhiên, đến chốn bồng lai này trong những ngày đông giá cũng là một trải nghiệm khó quên.

Thành phố Hòa Bình phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục