Lâm Hà – cái tên gợi nhớ đến Hà Nội và Lâm Đồng, là vùng đất mà người Hà Nội đã di cư vào từ những năm 1954. Nhờ có khí hậu tương đối mát mẻ nên loài đào Nhật Tân đã được di thực đến và gây trồng. Những ngày cuối năm, hoa đào chúm chím nở, khoe sắc hồng rạng rỡ tạo nên một khí Tết xứ Bắc nơi cao nguyên.


Những bông hoa đào phai chớm nở tại vườn đào Nhật Tân. Ảnh minh họa.(Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Những ngày này, tại vườn đào Nhật Tân "chính hiệu” của ông Chu Văn Lợi, tổ dân phố Đông Anh 1 (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà), người làm tất bật vặt lá để cây nuôi dưỡng nụ hoa. Khu vườn bằng phẳng rộng hàng ngàn mét vuông với 400 gốc đào cành có hình dáng đẹp mắt, không khác những vườn đào ngoài Bắc. 

Từ mấy ngày nay, lượng khách đến xem và đặt mua đào bắt đầu tăng. Nhiều khách sẵn sàng chi tiền trả trước và gửi tại vườn, sát ngày Tết mới đem về trưng bày. Ông Lợi cho biết, tất cả những cây đào ở đây đều được ông đưa từ Nhật Tân quê hương ông vào gây trồng. Thời tiết trong này tuy có khác biệt nhưng cũng khá thuận lợi cho cây đào sinh trưởng, đặc biệt cách chăm sóc phải có bí quyết để đào ra hoa, ra lộc đúng dịp Tết bán mới có giá. 

Hiện, mỗi cành đào tại vườn của ông Lợi được bán với giá khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, vườn còn có 50 cây đào thế với nhiều hình dáng lạ, rất đẹp. Loại đào này chủ vườn chỉ cho thuê với giá dao động từ 1,5-15 triệu đồng, thời gian thuê từ 28-29 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng hoặc khi hoa tàn. 

Không xa vườn ông Lợi, vườn đào Nhật Tân của gia đình ông Nguyễn Quang Lâm (tổ dân phố Ba Đình, Nam Ban) cũng khá nổi tiếng. Là một giáo viên công tác ở địa phương, ông Lâm trồng đào từ năm 1996 xem như một nghề tay trái và để cho vơi nỗi nhớ quê hương. Vườn ông Lâm hiện có 300 gốc bích đào, bạch đào và đào phai và hiện có khoảng 30% số cây được khách đặt mua trước. 

Ông Lâm cho biết, năm nay đào nở hơi sớm nên ông phải đánh vào chậu trước, chờ đến ngày khách đến đặt mua. Theo dự đoán, vườn của ông có khoảng 80% số chậu nở đúng Tết với giá bán trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/cây, cây đặc biệt có giá 10 triệu đồng. 

Vùng Nam Ban được xem là nơi trồng đào Nhật Tân nhiều nhất của Lâm Hà và cả tỉnh Lâm Đồng. Không chỉ thu hút người dân tại chỗ, loại đào này còn được người yêu hoa ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương… ưa chuộng, tìm mua về chưng Tết. 

Đi xem đào từ sớm, chị Đào Ngọc Hà (quê Hà Nội, ngụ thị trấn Nam Ban) vẫn phân vân chưa chọn được vì chậu nào cũng đẹp. Không giấu nổi cảm xúc, chị Hà bồi hồi nói: "Xúc động lắm! Mỗi năm tôi đều đến đây để thấy hoa đào nở, để được sống lại trong không khí Tết của quê hương. Gia đình tôi cũng không quên thói quen phải tìm bằng được một cành đào đem về nhà, bởi có đào mới thấy Tết”./. 

 

                            TheoVietnamplus

Các tin khác


Cao Phong đất thiêng, người giàu ước mơ vươn tới

(HBĐT) - Nhiều năm, chúng tôi đã sống, làm việc, tìm hiểu, khám phá lịch sử, văn hóa và thưởng ngoạn cảnh quan môi trường huyện Cao Phong với những cảm xúc say mê, vùng đất, miền quê đã và đang trên đà phát triển của người Mường Thàng: với những quần thể chùa Khánh, đền Thượng Bồng Lai, hang động núi Đầu Rồng, đền Bơ…

Móng Cái… một lần đến

(HBĐT) - Biết tâm trạng háo hức của người lần đầu đến Móng Cái, một thành phố vùng biên của tỉnh Quảng Ninh, anh Nguyễn Tiến nhà ở phố Hòa Lạc nhắc rằng: "Móng Cái tuy sôi động trong phát triển nhưng mảnh đất này lại ẩn chứa những tầng sâu của lịch sử, văn hóa…nên muốn tìm hiểu cần có độ lắng. Năm 2018, thành phố tròn 10 năm kể từ ngày thành lập.” Hướng ánh mắt về phía sông và cầu Ka Long trong ánh nắng ban trưa rực rỡ, anh nói với khách xa lại như đang nói với lòng mình. Qua câu chuyện, rõ đây là một người thâm trầm, sâu lắng và có tình yêu sâu sắc đối với thành phố quê hương…

Huyện Kim Bôi hướng tới phát triển du lịch chất lượng cao

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi được tạo hóa ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với hệ thống hang động, những ngọn núi, cánh rừng hùng vĩ. Ngoài ra, Kim Bôi còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Để phát huy tiềm năng, huyện đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của tỉnh ta.

Dấu ấn du lịch cộng đồng xã Tự Do

(HBĐT) - Xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhờ thiên nhiên ưu đãi, bản sắc văn hóa và những phong tục tập quán còn lưu giữ được. Từ năm 2011, hình thái homestay đã xuất hiện, tạo dấu ấn cho điểm đến du lịch cộng đồng.

Lên Yên Bái thưởng thức hương vị Sơn Tra

(HBĐT) - Tháng 11/2017, chạm đông se lạnh, chúng tôi có mặt ở Yên Bái nhân dịp các bạn đồng nghiệp Báo Yên Bái kỷ niệm 50 năm ra số báo đầu tiên. Đây cũng là cơ hội quý để những người làm báo vốn đam mê trải nghiệm được khám phá về văn hóa một miền đất.

Bình yên Tràng An

Những ngày cuối năm mang theo gió lạnh và mưa bụi khiến cái rét miền bắc như thêm phần se sắt. Khi bạn bè rủ nhau đi Tây Bắc để "săn" tuyết, tôi chọn Tràng An (Ninh Bình), tạm rời xa những bận rộn, những khói bụi của guồng quay cuộc sống hằng ngày. Vùng non nước nơi đây vẫn huyền ảo, mộng mơ và bình yên đến lạ thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục