(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Huyện có nguồn nước khoáng nóng quý giá được thiên nhiên ban tặng, được đánh giá là một trong những nguồn nước khoáng tốt nhất Đông Nam Á. Đây là tiềm năng, thế mạnh để vùng đất "chén vàng” phát triển du lịch. Theo đó, cùng với 2 huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, huyện Kim Bôi trở thành cụm du lịch trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

 


Serena Resort xã Sào Báy là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Kim Bôi bởi cảnh quan đẹp và các dịch vụ cao cấp, hiện đại.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Kim Bôi xác định du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện chủ trương phát triển du lịch của huyện, phòng đã tham mưu xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ khi thực hiện đề án và tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trang web về du lịch huyện Kim Bôi, trên địa bàn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại các xã: Sào Báy, Mỵ Hòa, Nuông Dăm, Hợp Tiến. Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, môi trường, thủ tục hành chính giúp các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đến nay, nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp đã đi vào hoạt động như khu nghỉ dưỡng Serena Resort xã Sào Báy, khu V’Resort xã Vĩnh Tiến, du lịch suối khoáng Kim Bôi, khu du lịch sinh thái thác Mặt Trời...  

Điểm nhấn du lịch của huyện là thu hút được các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng điểm du lịch nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng nóng. Loại hình này đang được nhà đầu tư quan tâm như các khu du lịch: Serena Resort, An Lạc Resort, khách sạn Công đoàn, Trung tâm Điều dưỡng người có công. Bên cạnh đó, nói tới du lịch vùng đất "chén vàng” không ít du khách vấn vương bởi vẻ đẹp của cửu thác Tú Sơn với 9 dòng thác như những suối tóc mây bồng bềnh giữa núi non hùng vĩ; là thác Mặt Trời ở xã Kim Tiến mang vẻ đẹp hoang sơ, mây phủ quanh năm; hay Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến sở hữu hệ động, thực vật quý hiếm, phong phú, trong đó có hơn 80 loài động vật, 39 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Nơi đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời, còn lưu giữ nhiều di chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng có từ nửa cuối thế kỷ XVII với rất nhiều cột đá lớn, nhỏ được khắc chữ Hán - Nôm... Khu mộ cổ Đống Thếch đã được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia.

Bên cạnh sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện là tắm nước khoáng nóng, các cơ sở du lịch đặc biệt quan tâm tới văn hóa ẩm thực mang đậm hương vị của núi rừng, sông, suối với các món ăn đặc trưng như cơm lam Mường Động, xôi nếp nương, thịt gà nấu măng chua hạt dổi; thịt trâu lá lồm, cá ốt đồ, thịt, cá chua... đã tạo dư vị khó quên trong lòng du khách.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng VH-TT huyện Kim Bôi cho biết thêm: Nhằm tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ du lịch, hàng năm, Phòng VH-TT đều tham mưu xây dựng kế hoạch và phối hợp cùng Sở VH-TT&DL mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cũng như cấp chứng chỉ nghiệp vụ buồng phòng, lễ tân. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền về Luật Du lịch cho tất cả các điểm du lịch, nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn để triển khai thực hiện tốt. Nhờ vậy, những năm gần đây du lịch của huyện có sự khởi sắc. Năm qua, huyện đón trên 262.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 175.150 triệu đồng.

Trong thời gian tới, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch chất lượng cao để thu hút du khách trong, ngoài nước, hình thành mô hình nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp du lịch cộng đồng, huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Bôi chỉ đạo tăng cường hơn nữa quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương, tiếp tục thu hút, mời gọi các nhà đầu tư về du lịch; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú; đẩy mạnh thu hút nguồn vốn tư nhân để cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí và dịch vụ... Phấn đấu đến năm 2025, huyện đón khoảng 400.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 460 tỷ đồng; năm 2030 đón khoảng 650.000 lượt khách, doanh thu đạt 900 tỷ đồng.


 Bình Giang

Các tin khác


Khám phá du lịch cộng đồng Nam Sơn

(HBĐT) - Nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển, Nam Sơn (Tân Lạc) được thiên nhiên ban tặng cho một hệ sinh thái phong phú, với nhiều động, thực vật đặc hữu và hệ thống hang động dày đặc. Đặc biệt nơi đây còn đậm chất bản sắc văn hóa Mường truyền thống với những nếp nhà sàn nguyên sơ. Du khách đến với Nam Sơn được đắm mình trong không gian tĩnh lặng, tận hưởng khí hậu mát mẻ, từng bước khám phá những nét đẹp và đặc trưng trong bản sắc văn hóa nơi đây... Với những tiềm năng, lợi thế đó, Nam Sơn dần khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là mỗi độ xuân về.

Độc đáo “rừng lá đỏ” trên “thảo nguyên” bãi Bùi

(HBĐT) - Mùa xuân tiết trời ấm áp, cả rừng tlau đua nhau đâm chồi, nảy lộc với sắc đỏ tía tràn đầy sức sống. Cuối mùa thu, khi những đợt gió lạnh tràn về, cả rừng tlau cũng đồng loạt chuyển sang sắc vàng đỏ và bắt đầu mùa lá rụng. Giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ, bao đời nay, một cánh rừng tlau hàng trăm năm tuổi vẫn ngày này qua tháng nọ đua sắc, sừng sững giữa "thảo nguyên" bãi Bùi thơ mộng. Nhiều người "phải lòng” rừng tlau đã ví von rằng, đây đích thị là một loại cây có họ hàng với loài cây phong lá đỏ nổi tiếng ở châu Âu xa xôi...

Trên đỉnh Viên Nam lộng gió

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại đỉnh núi Viên Nam - nơi được xem là "nóc nhà" của huyện Kỳ Sơn - nay thuộc thành phố Hòa Bình vào những ngày cuối đông, khi không khi mùa xuân đã đến cận kề. Sau mấy tiếng đi xe máy, vượt những con dốc sỏi cuội, ngoằn ngoèo đã hình thành lối mòn mà ô tô gầm cao cũng có thể bò lên từng chút thật vất vả. Song bù lại, đỉnh núi Viên Nam thực sự là nơi hội tụ cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.

Chơi chợ Tết ở Mường Bi

(HBĐT) - Ai từng chơi chợ Tết ở Mường Bi hẳn sẽ luyến nhớ hình ảnh chị em phụ nữ Mường duyên dáng trong trang phục váy áo riêng có của dân tộc mình. Nhớ giọng nói, tiếng cười ríu rít của lũ trẻ theo chân mẹ, cha về chợ... Khung cảnh các phiên chợ từ vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng thượng ở vùng đất cổ này sáng bừng lên bởi dòng người náo nức, hàng hóa tràn ngập, không khí đón Tết rộn ràng.    

Hà Giang ơi… “Đất đã hóa tâm hồn”

(HBĐT) - Đến đây, tôi mới thực sự hiểu tại sao nhiều người lại yêu Hà Giang đến thế!Từ thành phố Hà Giang, chúng tôi ngược lên phía Bắc, bắt đầu hành trình hướng tới cao nguyên đá Đồng Văn - di sản Công viên địa chất toàn cầu trải dài qua địa bàn bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Cả bốn huyện đều nằm trên quốc lộ 4C - còn được biết đến với cái tên đặc biệt: Con đường Hạnh Phúc.

Kashihara – Vùng đất cố đô Nhật Bản                                                                                    

Ghi chép của Bình An

(HBĐT) - Mới đầu thu, tôi được tham gia đoàn công tác của các nhà báo Việt Nam đến thăm Nhật Bản, một trong những đất nước tôi vô cùng ngưỡng mộ bởi những tinh hoa, kỳ tích lớn lao…Thực tình, trong khoảng thời gian 5 ngày, nhờ hệ thống tàu cao tốc Shinkansen, chúng tôi cũng đi được vài thành phố như Kiodo, Nara, Osaka… Dẫu vậy, cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa’. Nhưng những gì khám phá ở vùng đất Nara có thành phố Kashihara, cố đô cổ với tôi mới thật ấn tượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục