Theo UBND TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1/11 đến ngày 31/12, TP Hồ Chí Minh mở lại các hoạt động du lịch nội vùng và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, chủ yếu tại vùng xanh.
TP Hồ Chí Minh đã nối lại tour liên tuyến với tỉnh Tây Ninh theo chương trình tour khép kín.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 3404/KH-UBND về kế hoạch phục hồi ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn COVID-19 đến năm 2022. Trên nguyên tắc "an toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn”, UBND TP Hồ Chí Minh xác định lộ trình khôi phục hoạt động du lịch với 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1, bắt đầu từ nay đến 31/10, TP Hồ Chí Minh sẽ mở lại hoạt động du lịch nội vùng theo tiến trình kiểm soát dịch của các địa phương (chỉ mở trên địa bàn "vùng xanh”). Các hoạt động du lịch được triển khai gồm dịch vụ lữ hành; dịch vụ lưu trú; hoạt động tại các điểm tham quan. Người dân sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh có thể đi du lịch theo phương thức khách đoàn hoặc tự tổ chức tới các điểm tham quan ở quận, huyện kiểm soát được dịch. TP Hồ Chí Minh mở rộng thêm hoạt động lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn các quận, huyện đã kiểm soát được dịch bệnh với công suất phục vụ tối đa 50%. Các điểm tham quan thuộc địa bàn vùng xanh được hoạt động với công suất tối đa 50% và đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí du lịch.
Giai đoạn 2, từ ngày 1/11 đến 31/12/2021, TP Hồ Chí Minh mở lại các hoạt động du lịch nội vùng và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, chủ yếu tại "vùng xanh". Người dân TP Hồ Chí Minh có thể đi theo đoàn hoặc tự tổ chức chuyến đi đến các điểm tham quan trên địa bàn thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh. Đối với các hoạt động lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh sẽ được mở rộng thêm với công suất phục vụ tối đa 70%. Thành phố xem xét mở thêm một số dịch vụ cho cơ sở lưu trú, ăn uống tại chỗ, spa... tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Các điểm tham quan thuộc "vùng xanh" được hoạt động với công suất tối đa 70%, đảm bảo các điều kiện theo Bộ tiêu chí du lịch.
Giai đoạn 3, bắt đầu từ năm 2022, TP Hồ Chí Minh mở hoạt động du lịch nội vùng, liên tỉnh và quốc tế theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương và các quốc gia. Ở giai đoạn này, Thành phố sẽ khôi phục tất cả hoạt động và sản phẩm du lịch, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn dịch COVID-19. UBND TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ giảm quy mô, phạm vi của các loại hình hoạt động.
Du khách phải quét mã khai báo y tế khi đến các điểm tham quan du lịch trong mùa dịch.
Báo cáo tại cuộc họp tình hình kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh trong 9 tháng vào chiều 19/10, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố vừa công bố Bộ Tài nguyên du lịch TP Hồ Chí Minh, gồm 366 tài nguyên đã được hoàn thiện và cập nhật trên nền tảng định vị trực tuyến Google Map, Google Earth. Trong đó, có 13 điểm đến gắn với giá trị tài nguyên tự nhiên, sinh thái cùng 225 điểm đến gắn với văn hóa vật thể, 8 hoạt động đến từ lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống và 120 điểm đến gắn với giá trị công trình nhân tạo. Dựa trên bộ tài nguyên du lịch này, các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng và phát triển lại các sản phẩm du lịch đặc thù, đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa dịch.
"Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang chủ động kết nối các tỉnh, thành để phát triển tuyến, điểm an toàn liên vùng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn cho du khách, người lao động. TP Hồ Chí Minh cũng phát huy hiệu quả liên kết thành công với hơn 40 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2019 - 2020 để nối lại và tái khởi động, trước hết tập trung chọn vùng xanh của các tỉnh, thành để kết nối tour khép kín và bảo đảm thống nhất tiêu chí an toàn giữa các tỉnh, thành trong khi chờ Bộ tiêu chí an toàn dịch bệnh, do Bộ Văn hóa. Thể thao và Du lịch ban hành", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nói.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Ngày 14/10, tại huyện Mai Châu, Sở VH-TT&DL tổ chức khai giảng lớp tập huấn tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp về dịch vụ du lịch nông thôn OCOP năm 2021. Tham dự có 35 học viên là hộ làm du lịch cộng đồng bản Lác - xã Chiềng Châu, Hang Kia - xã Hang Kia.
(HBĐT) - Cuối tháng 8/2021, UBND tỉnh công bố phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035. Quy hoạch được phê duyệt là công cụ pháp lý, nền tảng đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm bản Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ), xã Bình Thanh (Cao Phong) vào những ngày đầu tháng 10, khi mùa lúa chín. Cánh đồng ruộng bậc thang xếp lớp đang chuyển từ màu xanh sang màu lúa vàng ươm, bông chắc hạt sà xuống sát đất, thơm ngát hương đồng. Bản Mường yên ả trong nắng thu bình yên như không thể bình yên hơn. Một khung cảnh thiên nhiên an lành, là cây là trái, là nếp nhà sàn, là núi đồi mênh mang hùng vĩ xanh thẳm, là tiếng chim hót trong lành, suối chảy róc rách ngày đêm không ngơi nghỉ. Cuộc sông dân bản đầm ấm lặng lẽ trong tình người chân thật. Sau thời gian cẳng thẳng giãn cách vì dịch Covid-19 đã có những đoàn khách ghé thăm, khám phá phong cảnh thiên nhiên, bản sắc văn hóa, tìm hiểu nét sinh hoạt, cuộc sống của người dân bản Mường Giang Mỗ.
(HBĐT) - Cùng với du lịch Việt Nam, ngành du lịch Hòa Bình trải qua chặng đường hơn 61 năm xây dựng, trưởng thành. Đặc biệt, kể từ sau tái lập tỉnh, du lịch của tỉnh đã phát huy tiềm năng, lợi thế để vươn lên, đóng góp vào phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Là 1 trong 4 vùng Mường cổ, cái nôi của nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng, văn hóa dân tộc là nguồn lực nội sinh quan trọng của huyện Tân Lạc. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện từng bước phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển bền vững.