(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 827-KL/TU về sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Chương trình hành động số 15-CTr/TU).
Hồ Hòa Bình với phong cảnh sơn thủy hữu tình thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản được thực hiện tốt, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng…
Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế, yếu kém đó là: Một số dự án đầu tư về du lịch triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ. Chưa thu hút được nhiều tập đoàn có thương hiệu lớn để đầu tư các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, đặc biệt là đường giao thông kết nối đến các tuyến, điểm du lịch trọng điểm trong tỉnh…
BTV Tỉnh ủy đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về phát triển du lịch; ưu tiên nguồn lực từ ngân sách và huy động các nguồn lực của toàn xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về vai trò của phát triển du lịch; đẩy mạnh đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; thúc đẩy phát huy hiệu quả các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án của T.Ư và của tỉnh về phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và số hóa trong đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, hình ảnh, sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân và cộng đồng trong việc gìn giữ phong tục tập quán truyền thống và hỗ trợ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch cộng đồng.
Thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo ANTT, an toàn cho du khách. Tiếp tục có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tháo gỡ khó khăn, tiếp cận các nguồn vốn do tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Huy động sức mạnh của toàn xã hội, phối hợp công tư trong việc thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình. Phấn đấu đến năm 2025: Cơ sở lưu trú đạt trên 6 nghìn phòng; đạt 4,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 1 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động. Đến năm 2030: Hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nâng cao chất lượng các sản phẩm và thương hiệu du lịch tỉnh Hòa Bình…
H.L (TH)
"100 điều thú vị" của TP Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm mới sản phẩm du lịch cho du khách và thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục vụ.
Hai bãi biển ở Việt Nam gồm bãi biển Nha Trang và bãi biển Vũng Tàu đã lọt vào tốp 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới tính theo số lượt xem trên mạng xã hội TikTok. Kết quả này được công bố trên trang mạng https://www.cnbc.com ngày 25/12.
(HBĐT) - Chiều 22/12, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác lễ hội, du lịch năm 2022, triển khai công tác lễ hội, du lịch năm 2023.
Sáng 21/12, tại Trụ sở Chính phủ, phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần quyết tâm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam; phát triển du lịch Việt Nam dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống đặc sắc; tích cực ứng dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vào du lịch.
Sau hơn hai năm ngưng trệ do dịch Covid-19, năm 2022, du lịch Việt Nam trở lại rất ấn tượng, với 96,3 triệu lượt khách du lịch nội địa sau 11 tháng, vượt xa mọi dự báo. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói còn rất nhiều việc phải làm trong năm 2023 và vài năm tiếp theo để có thể đạt mục tiêu phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch vào năm 2025.
(HBĐT) - Nhắc đến Kim Bôi, nhiều người nhớ đến ngay đó là nơi có nguồn nước khoáng nóng dồi dào, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ của cư dân Mường Động xưa. Nhiều năm qua, huyện Kim Bôi đã nỗ lực biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch. Hiện tại, huyện rút ngắn lộ trình xây dựng một "thiên đường” nghỉ dưỡng và trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa để níu chân du khách.