Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.
Khách sạn Mai Châu Ecolodge, xã Nà Phòn (Mai Châu) được nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm nghỉ dưỡng trên hành trình khám phá khu du lịch Mai Châu.
Lần đầu đặt chân đến khu du lịch (KDL) Mai Châu, đoàn khách gần 30 người mang quốc tịch Pháp, Bỉ bị cuốn hút trước cảnh quan vùng cao đẹp mê mẩn. Ông Herman Elnuhust - du khách Bỉ cho biết: Có nhiều điều tuyệt vời, thú vị mà chúng tôi khám phá được trên vùng đất này. Trước tiên là được ngắm trọn vẹn thung lũng Mai Châu từ đỉnh Cột Cờ trên cao. Nơi nghỉ dưỡng của đoàn chúng tôi tại Mai Châu Ecolodge, xã Nà Phòn cũng rất thoải mái, tiện ích với không gian rộng mở, tràn ngập sắc xanh cỏ cây, hoa lá. Từ đây dịch vụ xe điện đưa chúng tôi đi tham quan các bản làng của người dân tộc Thái, đi chơi chợ phiên Chủ nhật, gặp gỡ bà con vùng cao tìm hiểu văn hoá bản địa… Hành trình của chuyến đi rất đáng nhớ, nhớ khung cảnh yên bình, nét văn hoá độc đáo, người dân mến khách và chắc chắn sẽ có dịp quay trở lại.
Vị trí địa lý tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là tiềm năng, lợi thế để huyện Lương Sơn phát triển "ngành công nghiệp không khói”, đồng thời xây dựng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao hút khách quốc tế. Trong 3 tháng đầu năm, sân golf Phượng Hoàng (Phoenix Golf Resort), xã Lâm Sơn đón 40 nghìn lượt du khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng. Theo đồng chí Nguyễn Thị Tiến, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lương Sơn, hầu hết khách quốc tế lựa chọn điểm đến sân golf Phượng Hoàng là người Hàn Quốc. Các golfer yêu thích nơi đây nhờ địa thế đẹp, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp.
Bên cạnh các điểm đến hút khách quốc tế nổi bật, một số khu nghỉ dưỡng sinh thái, các xóm, bản du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên KLD hồ Hoà Bình và các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn cũng hấp dẫn khách nước ngoài đến trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng và khám phá sản phẩm văn hóa - du lịch. Tiêu biểu là khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway, xã Sơn Thuỷ (Mai Châu); KDL Maida Lodge, xã Tiền Phong (Đà Bắc); điểm DLCĐ xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc); xóm Mu, xã Tự Do (Lạc Sơn); xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong); xóm Chà Đáy, xã Pà Cò và xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu)…
Tính đến hết tháng 3, toàn tỉnh ước đón trên 1,6 triệu lượt khách, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đạt 38,6% kế hoạch năm. Trong đó, các khu, điểm du lịch đón 133 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 49,6% so với cùng kỳ, đạt 26,6% kế hoạch năm. Theo đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, với tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn và các sản phẩm nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao đặc sắc, Hoà Bình đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế yêu thích, lựa chọn. Hiện nay, ngoài lượng khách chủ yếu đến từ Hàn Quốc, du lịch Hòa Bình khai thác tốt thị trường truyền thống Anh, Pháp, Úc, Bỉ, Tây Ban Nha và một số thị trường tiềm năng như: Đức, Trung Quốc, Nhật Bản... Cũng trong quý I, nhiều sự kiện văn hoá, thể thao quy mô cấp quốc gia, cấp tỉnh được tổ chức, nhiều lễ hội, chương trình văn hoá, văn nghệ đặc sắc diễn ra sôi động ở các địa phương. Nổi bật là lễ hội chùa Tiên cấp tỉnh tại huyện Lạc Thủy; lễ hội Khai hạ dân tộc Mường cấp tỉnh tại huyện Tân Lạc; lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Keng Loóng và khai hội Xên Mường cấp huyện tại huyện Mai Châu; Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 tại KDL Mai Châu… đã góp phần thu hút khách quốc tế đến tham quan, khám phá, đồng thời tăng cường quảng bá cho các điểm đến du lịch Hòa Bình với những trải nghiệm đa sắc, thân thiện, hấp dẫn.
Bùi Minh
Bài 1 - Tiềm năng du lịch vùng hồ được "đánh thức”
Được hình thành từ đắp đập, ngăn sông, chinh phục thiên nhiên, con sông Đà hung dữ xưa kia nay trở thành hồ nhân tạo lớn và là khu du lịch (KDL) hấp dẫn. Cùng với thực hiện mục tiêu đưa du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã và đang tập trung phát triển hồ Hòa Bình trở thành KDL quốc gia.
Thời gian qua, huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng công tác quảng bá, kích cầu du lịch nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ được xác định là nguồn lực quan trọng, sản phẩm chủ lực nổi bật cho phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng về lịch sử, văn hóa của vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Mai Châu là huyện vùng cao, nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày... Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên "bức tranh" đậm bản sắc, kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo. Xác định được thế mạnh của địa phương, huyện Mai Châu luôn quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc để văn hóa trở thành "đòn bẩy” phát triển du lịch, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Những năm qua, huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa "ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người dân một cách bền vững.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, những năm qua, huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXVII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (NQ04).