Người dân xã Phú Nghĩa nói riêng và huyện Lạc Thuỷ nói chung thường nhắc nhau câu ca: "Dù ai đi đâu về đâu/ Mùa Xuân ngày hội cùng nhau đón chào/ Dù ai mải miết nơi nào/ Chùa Tiên mở hội cùng vào vui Xuân/ Dù ai đi xa đi gần/ Chùa Tiên Phú Nghĩa hội Xuân tìm về” để khẳng định giá trị của lễ hội truyền thống quê nhà được tổ chức hàng năm dịp đầu Xuân.
Từ ngày 13 - 18/3, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024.
Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 43/KH-BCĐDL về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên địa bàn tỉnh hiện có 165 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 27.000 tỷ đồng. Trong đó, có 60 dự án đầu tư về du lịch (khu du lịch, nghỉ dưỡng). Tiêu biểu như: dự án Khu đô thị sinh thái và vui chơi giải trí Viên Nam (thành phố Hòa Bình); Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi); khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa (thành phố Hòa Bình)...
Tháng 3 có một dịp đặc biệt dành riêng cho phái đẹp là ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Hiện nay, các điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh Hòa Bình đã sẵn sàng mở cửa chào đón du khách cùng nhiều chương trình hấp dẫn, hoạt động trải nghiệm thú vị dành tặng cho các gia đình, chị em phụ nữ.
Với cảnh quan hùng vĩ, lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ, trải rộng qua 5 huyện, thành phố trong tỉnh cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, khu du lịch hồ Hòa Bình nhộn nhịp đón khách du Xuân.
Tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, Mường Bi - Tân Lạc lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Mường, nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Tân Lạc đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực.
Hội An, Phong Nha và Ninh Binh là 3 điểm đến đứng đầu về độ hiếu khách tại Việt Nam trong năm 2024.
Những ngày đầu Xuân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, điểm du lịch trải nghiệm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh "vào mùa” đón và phục vụ khách du lịch. Đây là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách muôn phương.
Với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái và sự ưu đãi của thiên nhiên đã ban tặng cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ, huyện vùng cao Đà Bắc đang từng bước phát triển du lịch theo hướng đa dạng, gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh các điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ), trên địa bàn có một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái được đầu tư và đi vào hoạt động, cung cấp nhiều sản phẩm trải nghiệm cho du khách. Cấp ủy, chính quyền địa phương cũng quan tâm hoạt động lễ hội hàng năm như lễ hội người Dao mừng Xuân mới - xã Cao Sơn; lễ hội đền Thác Bờ - xã Vầy Nưa; lễ hội cầu Mường - xã Mường Chiềng và nhiều lễ hội nhỏ nhằm tăng sức hút cho du lịch.
Ngày 16/2 (mùng 7 tháng Giêng), UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và lễ hội đền Khụ Chẹ, xã Đông Lai.
Những ngày đầu Xuân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, điểm du lịch trải nghiệm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh "vào mùa” đón và phục vụ khách du lịch. Đây là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương đến với du khách muôn phương.
Không chỉ bà F.Martine đến từ nước Pháp mà nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã hào hứng, thích thú khi được hòa mình cùng đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu trong điệu nhảy sạp truyền thống; được nghe âm thanh rộn rã trong điệu keng loóng đặc sắc...
Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, thời tiết ấm áp trong dịp Tết Nguyên đán rất thuận lợi cho người dân trong, ngoài tỉnh và du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của Hoà Bình.