(HBĐT) - Ngày 30/10/2012, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 06/2012 hướng dẫn về "chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn”.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng giới thiệu bộ chữ Mường đến cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình.
Học viên Trung tâm GDTX tỉnh thực hành kỹ năng nói
tiếng Thái.
Đáng lưu ý là ở Điều 2, trong 6 tiêu chuẩn công
chức xã phải có đủ thì có 1 nội dung là về tiếng dân tộc thiểu số. Cụ thể: "ở
địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ
thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết
tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thànhlớp học tiếng dân
tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công”. Ngoài ra, những năm
gần đây, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là một trong những điều kiện để được
miễn thi ngoại ngữ trong các kỳ thi nâng ngạch viên chức, công chức. Do nhu cầu
phát triển kinh tế, văn hóa khu vực đồng bào dân tộc ít người, nhiều cơ quan,
đơn vị có nhu cầu tuyển dụng cán bộ sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số. Chính
vì vậy, trên địa bàn tỉnh ta, nhu cầu học và được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc
đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện dạy tiếng dân tộc
đã và đang phát sinh rất nhiều khó khăn cần được quan tâm tháo gỡ.
Thiếu giáo viên và câu chuyện văn hóa bản địa trong
dạy học tiếng dân tộc
Thực hiện Nghị định số 82/2010 của Chính phủ quy định
việc dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số và được sự thẩm định,
đồng ý của Bộ GD&ĐT, từ năm 2010, Sở GD&ĐT đã giao nhiệm vụ dạy học,
kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc cho 1 đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh
là Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTC) tỉnh. Qua hơn 8 năm triển khai, Trung
tâm đã mở được 30 lớp với 1.625 học viên học tiếng dân tộc được đào tạo và cấp
chứng chỉ. Nhu cầu đào tạo cấp chứng chỉ tăng nhanh qua các năm. Năm học 2010 –
2011, khi bắt đầu tổ chức dạy tiếng dân tộc, Trung tâm mới có 1 lớp với 65 học
viên nhưng đến năm học 2017 – 2018, trung tâm có 7 lớp với 520 học viên (tăng 9
lần). Tuy nhiên, hiện Trung tâm chỉ có duy nhất 1 giáo viên trong biên chế có
chứng chỉ dạy tiếng dân tộc, đủ tiêu chuẩn để dạy tiếng Thái. Để có đủ giáo
viên giảng dạy, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La, Trung tâm
GDTX huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Trung tâm GDTX huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La)
mới có thể duy trì được 8 giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng dạy tiếng dân tộc.
Lý giải về điều này, đồng chí Lê Nam Thanh – Giám đốc
Trung tâm GDTX tỉnh cho biết: "Theo Thông tư liên tịch số 50 ngày 3/11/2011 của
Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thì chỉ được phép tổ chức dạy học tiếng
dân tộc khi có đủ các điều kiện về nhu cầu học; bộ chữ được cơ quan chuyên môn
hoặc UBND cấp tỉnh phê chuẩn; chương trình, sách giáo khoa và tài liệu được Bộ
GD&ĐT thẩm định; cơ sở vật chất và nhất là giáo viên dạy tiếng dân tộc.
Thông tư nêu rõ:"Giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng về
tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục; giáo viên dạy
tiếng dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số được
bồi dưỡng ngắn hạn để có chứng chỉ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số”. Như
vậy, muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số thí ít nhất giáo viên phải có chứng chỉ
dạy tiếng dân tộc thiểu số sau khi được bồi dưỡng ngắn hạn. Tuy nhiên, từ năm
2010 đến nay, trường Đại học Tây Bắc không tổ chức lớp bồi dưỡng dạy tiếng dân
tộc thiểu số nào nên mặc dù nhu cầu, nguyện vọng lớn nhưng cho đến nay tỉnh ta
vẫn chỉ có 1 giáo viên có chứng chỉ dạy
tiếng dân tộc và được phép dạy học tiếng dân tộc theo quy định. Đây là khó khăn
lớn nhất đối với việc dạy tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh ta, nhất là khi nhu
cầu học tiếng dân tộc trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng tăng;
nhu cầu mở lớp tại các huyện ngày càng nhiều. Như
vậy, việc dạy tiếng dân tộc không đơn giản chỉ là người biết nhiều dạy người
biết ít. Việc dạy tiếng dân tộc phải được thực hiện đảm bảo đủ 450 tiết đối với
tiếng Mông, từ 325 – 330 tiết đối với tiếng Thái. Đa số cán bộ, công chức, viên
chức chỉ tranh thủ học được vào cuối tuần nên thời gian học sẽ kéo dài khoảng
từ 3 – 4 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình học, người học sẽ được đánh giá,
xếp loại và cấp chứng chỉ theo quy định thông qua kiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói,
đọc, viết.
Bên cạnh việc thiếu giáo viên, vấn đề dạy tiếng dân
tộc thiểu số hiện nay đang vấp phải khó khăn khá lớn, đó là do những khác nhau
về: phát âm, văn hóa bản địa, dòng họ. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Giám
đốc Trung tâm GDTX tỉnh cho biết: Bộ tài liệu tiếng dân tộc Thái và dân tộc
Mông đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 30/12/2008
và đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Tiếp đó, vào tháng 10/2010, Sở GD&ĐT đã
có quyết định ban hành phân phối chương trình dạy tiếng dân tộc Thái; tháng 10/2012
có quyết định ban hành phân phối chương trình dạy tiếng dân tộc Mông. Từ đó đến
nay, hoạt động giảng dạy 2 bộ môn tiếng Thái và Mông được các đồng chí giáo
viên thực hiện nghiêm túc theo đúng bộ tài liệu cũng như phân phối chương trình
đã được phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực tế giảng dạy đã phát sinh
vấn đề đó là mỗi bản làng, địa phương, dòng họ…cùng 1 dân tộc thiểu số nhưng
cũng có những điểm khác nhau nhất định về văn hóa bản địa, phong tục tập quán,
ngôn ngữ. Trong khi yêu cầu đặt ra là giáo viên phải dạy theo bộ tài liệu đã được
phê duyệt. Đây là một điểm bất hợp lý và cần phải được điều chỉnh theo hướng
xây dựng bộ tài liệu ở dạng "khung” hoặc có phần "cứng”, phần "mềm” để nội dung
dạy và học tiếng dân tộc trở nên linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm văn hóa
bản địa, dòng họ; được cộng đồng, người học đón nhận tích cực hơn.
Chờ
đợi chữ Mường đi vào cuộc sống
Sau 8
năm là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ dạy học, kiểm tra, cấp chứng chỉ
tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh, đồng chí Lê Nam Thanh, Giám đốc Trung tâm GDTX
tỉnh đánh giá: Ngoài việc dạy học cấp chứng chỉ tiếng dân tộc, Trung tâm còn
phối hợp với các địa phương tổ chức được 8 lớp với 620 học viên học theo chương
trình dạy bảo tồn văn hóa (không cấp chứng chỉ) tiếng dân tộc Thái cho đồng bào
dân tộc vùng sâu, vùng cao. Đây là hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của bà con
theo hướng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở phương diện tiếng nói và
chữ viết, không thu kinh phí. Nội dung chương trình học cũng được rút gọn, cơ
bản hơn so với bộ khung chương trình giảng dạy đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Việc dạy tiếng dân tộc đã giúp cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở
vùng đồng bào dân tộc sau khóa học có thể giao tiếp được với người dân tộc bản
địa, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt hơn. Thông qua việc truyền dạy
chữ viết và tiếng nói sẽ góp phần quan trọng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
thiểu số.
Như
vậy, sau 8 năm triển khai, mặc dù còn gặp khá nhiều khó khăn nhưng có thể thấy,
việc dạy tiếng dân tộc thiểu số, cụ thể là tiếng Thái và tiếng Mông trên địa
bàn tỉnh ta đã đi vào nề nếp, mang lại những hiệu quả bước đầu đối với vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Và câu chuyện đang được tỉnh ta hiện nay đặc biệt
quan tâm đó chính là việc dạy chữ Mường.
Theo
số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu
đời, trong đó đông nhất là dân tộc Mường, chiếm 63% dân số. Người Mường ở Hòa
Bình cư trú trải rộng khắp tỉnh, tại các xóm, xã, phường, thị trấn thuộc 11
huyện, thành phố theo kiểu vừa tập trung, vừa đan xen. Sau rất nhiều nỗ lực,
ngày 8/9/2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 2295 về việc "phê duyệt
bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Theo đó, bộ chữ dân tộc Mường có 28 chữ
cái, 24 phụ âm đầu, 1 âm đệm, 14 nguyên âm, 5 thanh điệu và 152 vần.
Để
chữ Mường đi vào cuộc sống, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118
triển khai ứng dụng Bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình và ngày 5/2/2018, UBND tỉnh
ban hành Công văn số 769 về việc lấy ý kiến của các sở, ban, ngành trên địa bàn
tỉnh về Đề án. Đáng lưu ý, trong
ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành đã có những ý kiến tham gia rất đáng
quan tâm như: nên lùi thời gian thực hiện đề án để công tác chuẩn bị chu đáo
hơn; cần đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu của đối tượng bồi dưỡng nhằm
làm rõ sự cần thiết của Đề án; đề nghị điều chỉnh đối tượng bồi dưỡng của Đề
án…
Nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng
cho biết: "Do đặc điểm cư trú đan xen giữa người dân tộc Mường với các dân tộc
khác, nhất là dân tộc Kinh đã làm cho tiếng Mường có sự tiếp xúc với tiếng Việt
và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác. Từ đây hình thành nên 2 khái niệm là
"tiếng Mường thuần” và "tiếng Mường biến thể” hay "tiếng Mường pha”. Các vùng
mường Bi – Vang – Thàng – Động cũng có cách phát âm không hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ thanh 2 do người Mường Vang (Lạc Sơn) phát âm rất giống cách phát âm
thanh huyền của tiếng Việt ở Sơn Tây (Hà Nội) nhưng ở Mường Bi (Tân Lạc) thì
lại phát âm trùng với thanh huyền của tiếng Việt.”
Thực tế tiếng Mường đã bị biến thể, sự khác nhau giữa
văn hóa các vùng miền sẽ dẫn đến những tranh cãi khi tổ chức dạy học tiếng
Mường. Từ những bài học rút ra sau 8 năm dạy học tiếng Thái và tiếng Mông đã
cho thấy việc biên soạn bộ giáo trình dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc Mường
để áp dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm GDTX tỉnh, tiến đến
việc cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường… cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản,
khoa học thì mới nhận được sự đón nhận, đồng thuận cao của người học.
Đáng lưu ý, khi bộ chữ Mường được công bố, tài liệu
học chữ Mường được xây dựng đã có nhiều cán bộ, công chức, viên chức, sinh
viên…có nhu cầu, nguyện vọng muốn học chữ Mường, được cấp chứng chỉ tiếng dân
tộc Mường. Tuy nhiên, khi tìm hiểu tại Trung tâm GDTX tỉnh thực tế cho thấy,
trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung chưa có giáo
viên nào có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc Mường để có thể đảm nhiệm việc dạy
tiếng dân tộc Mường. Như vậy, tại thời điểm hiện nay, việc dạy chữ Mường, tiếng
Mường mới chỉ dừng lại ở mức bảo tồn bản sắc văn hóa. Những ai có nguyện vọng
học tiếng Mường để được cấp chứng chỉ sẽ phải tiếp tục chờ đợi.
Đồng chí Lê Nam Thanh – Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh
cho biết: Theo Thông tư liên tịch số 50 ngày 3/11/2011 của Bộ GD&ĐT,
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, việc dạy và học
tiếng Mường trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm GDTX chỉ được triển
khai sau khi UBND tỉnh lập hồ sơ đề nghị và được Bộ GD&ĐT chấp thuận.
Dạy
tiếng Mường, chữ Mường rất cần thiết, nhất là đối với học sinh dân tộc Mường
Quách Đình Hải
Phó Hiệu trưởng trường PTDTNT THPT tỉnh
Khoảng 20% học sinh người dân
tộc thiểu số đang học tại trường PT DTNT THPT tỉnh không nghe và không nói
được tiếng của dân tộc mình, rất đông trong số đó là học sinh người dân tộc
Mường. Đa số các em đều sinh ra ở thành phố Hòa Bình hoặc thị trấn của các
huyện và ngay trong gia đình cũng ít sử dụng tiếng Mường. Việc học sinh dân
tộc thiểu số nói chung, học sinh dân tộc Mường nói riêng mà lại không biết
tiếng của dân tộc mình là điều rất đáng tiếc, cần suy ngẫm. Do đó, chúng tôi
hoàn toàn ủng hộ việc dạy tiếng dân tộc Mường trong các nhà trường. Thông qua
việc học tiếng Mường, các em sẽ hiểu hơn về dân tộc mình, quê hương mình,
thêm yêu và tự hào cũng như giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
Cần
tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, học tiếng dân tộc
Nguyễn
Thị Đương
Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS B Đà Bắc
Trường PTDTNT THCS B Đà Bắc có
khoảng 50% học sinh là người dân tộc Tày, 47% học sinh là người dân tộc Mường,
còn lại là học sinh người dân tộc Dao nhưng hiện chỉ có khoảng 50% giáo viên
là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó, học sinh lớp 6 mới tuyển sinh vào
học có nhiều em vẫn nói tiếng dân tộc mình, chưa thực sự tự tin khi sử dụng
tiếng Việt, nhất là các em học sinh dân tộc Mường thuộc một số xã như: Đồng
Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng. Do đó, nhà trường phải lựa chọn giáo viên có
kinh nghiệm, hiểu và nói được tiếng dân tộc để giảng dạy. Giáo viên phụ trách
nội trú cũng phải là người dân tộc thiểu số để giao tiếp tốt được với các em
trong đời sống hàng ngày. Từ thực tế đó cho thấy, giáo viên trường dân tộc
nội trú cần được tạo điều kiện học, bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc
thiểu số để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là đội ngũ có thể truyền
dạy tiếng dân tộc cho học sinh nhà trường thông qua hoạt động giảng dạy trên
lớp hoặc ngoại khóa.
Xem
xét đưa chữ Mường trở thành môn học tự chọn trong các trường phổ thông ở Hòa
Bình
Nguyễn Thị Đào
Tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình
Chữ Mường giúp cho con em dân
tộc Mường ở Hòa Bình có thể học, hiểu, bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ. Tuy
chiếm tỷ lệ khá đông ở Hòa Bình nhưng người Mường là người dân tộc thiểu số
nên có thể xem xét đề xuất đưa tiếng Mường trở thành môn học tự chọn trong
các trường phổ thông ở Hòa Bình theo quy định của Bộ GD&ĐT, không nên coi
việc học chữ Mường là yêu cầu bắt buộc. Vì chỉ khi thực sự đam mê, yêu thích
thì các em mới say mê, thích thú khi học,
tích cực áp dụng vào đời sống. Có như vậy mới giúp tiếng Mường thực sự
"sống” trong đời sống xã hội. Không nên tổ chức dạy chữ Mường, tiếng Mường
một cách ồ ạt, áp đặt trên mọi đối tượng vì như thế hiệu quả sẽ không đạt
được như mong đợi.
|
Dương Liễu
(HBĐT) - Hiện nay, số lượng người lao động trong khu vực nông nghiệp (NN) của tỉnh chiếm khoảng 70% tổng số lao động toàn tỉnh. Mỗi năm, tỉnh đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho khoảng 16.000 lao động. Như vậy có thể thấy, nhu cầu đào tạo nghề NN cho lao động nông thôn (LĐNT) là rất lớn. Cùng với áp lực về số lượng, công tác đào tạo nghề NN cho LĐNT đang đứng trước nhiều thách thức để nâng cao hiệu quả, từ đó tiếp thêm động lực cho quá trình tái cơ cấu ngành NN gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Thực phẩm không an toàn vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sử dụng thực phẩm ô nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng cũng có thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Một số hóa chất độc hại, độc tố vi nấm, vi khuẩn và độc tố vi khuẩn nhiễm vào thức ăn, nước uống tuy ở liều lượng thấp nhưng với thời gian dài cũng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc rối loạn chức năng thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn của cơ thể.
(HBĐT) - Mùa xuân là mùa của lễ hội. Sau Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp các huyện, thành phố. Lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 54 lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được đăng ký tổ chức. Tính đến ngày 10/3 đã có 47 lễ hội tổ chức, trong đó, 3 lễ hội cấp huyện được phục dựng và 44 lễ hội cấp xã, thôn, bản. Tiêu biểu là các lễ hội dân gian như: lễ hội ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động của dân tộc Mường; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày; lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái; lễ hội tâm linh như: chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc)...
(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác dân vận của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới theo phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, đem lại niềm tin cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, trong tình hình mới, việc thực hiện công tác dân vận chính quyền vẫn còn nhiều thách thức.
(HBĐT) - Xăng là mặt hàng thiết yếu, liên quan mật thiết đến hoạt động của người dân. Do đó, thông tin từ ngày 1/1/2018 xăng RON 92 bị "khai trừ” trên thị trường, thay vào đó là xăng sinh học E5 RON 92 (xăng E5) được nhân dân quan tâm. Sau hơn hơn 1 tháng triển khai, còn một số ý kiến băn khoăn, e dè xung quanh tin tưởng loại xăng này. Điều này thể hiện rõ qua việc tiêu thụ xăng E5 ngày càng tăng và từng bước chiếm lĩnh thị trường.
(HBĐT) - Trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, là cơ hội để người kinh doanh đưa nhiều hàng hóa ra thị trường. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều hàng giả, thực phẩm không an toàn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông người.