(HBĐT) - Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mặc dù đã nỗ lực huy động sức người, sức của để hoàn thành các tiêu chí, song xã Cuối Hạ (Kim Bôi) mới đạt 8/19 tiêu chí. Còn nhiều tiêu chí khiến xã "đau đầu”, trong đó có tiêu chí số 2 về đường giao thông nông thôn.


Đường giao thông xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) sạt lở nghiêm trọng, phải đóng tạm ván gỗ để đi lại, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân.

Nằm cách trục đường 12B hơn 10 km, xã Cuối Hạ có 11 xóm, 1.671 hộ với 7.678 nhân khẩu. Đường giao thông luôn là nỗi trăn trở của người dân trong xã và các vùng lân cận. Để hoàn thành tiêu chí số 2, hạ tầng giao thông của xã phải đáp ứng các yêu cầu: 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đó, 50% cứng hóa; 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, trong tổng số 16,43 km đường giao thông thôn, xóm mới chỉ cứng hóa được 47%; đường trục xã nhựa hóa được 52%; đường nội đồng hầu như là đường đất.

Đồng chí Bùi Thành Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: "Trong những năm qua, mặc dù xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, sức dân để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông nông thôn, tuy nhiên đời sống của nhân dân còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 34,6%, thu nhập bình quân 11,8 triệu đồng/người/năm. Do đó, việc hoàn thành tiêu chí số 2 về đường giao thông nông thôn là điều vô vùng khó khăn”.

Việc đi lại gặp nhiều trở ngại ảnh hưởng lớn tới đầu tư, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh của người dân. Anh Quách Công Minh, Trưởng xóm Má cho biết: "Cứ khi mùa mưa đến chúng tôi phải "vật lộn” gần 3 km trên con đường đầy bùn đất mới có thể ra được chợ để bán nông sản, hàng hóa. Còn những ngày nắng thì đường xóc, bụi bặm, chỉ thương lũ trẻ mỗi khi cắp sách đi học”.

Đồng chí Bùi Thành Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: "Mỗi năm, xã được Nhà nước cấp 400 triệu đồng xây dựng đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, so với tình trạng giao thông của xã, nguồn kinh phí đó chưa đủ. Do mạng lưới giao thông rộng, trời mưa thường xảy ra sạt lở nên đường giao thông thôn, xóm nhanh xuống cấp”.

Trong năm qua, từ các nguồn vốn hỗ trợ, xã đã cứng hóa được 500 m đường liên xóm Nghìa - Thông, 300 m đường giao thông xóm Thượng - Vọ; tu sửa, xây dựng ngầm xóm Thông, Nghìa…; huy động người dân hiến hàng nghìn m2 đất, ngày công để hoàn thiện hệ thống giao thông. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, vẫn còn nhiều đường đất như đoạn xóm Mư - Má dài hơn 2 km, xóm Nghìa - Pang dài 1,5 km… Một số đường nội thôn sạt lở tại xóm Mư, xóm Nghìa…phải đóng tạm ván gỗ để đi lại, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế của người dân, nhất là trong việc vận chuyển nông sản, hàng hóa.

Để hoàn thiện hệ thống đường giao thông còn nhiều việc phải làm, nếu thành công sẽ thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển KT-XH. Đồng chí Bùi Thành Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: "Trong thời gian tới, xã tiếp tục huy động, thu hút mọi nguồn lực nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đồng thời mong muốn các cấp chính quyền, quan tâm, đầu tư hơn nữa về vốn, chính sách giúp xã giải quyết nhanh chóng "bài toán” giao thông còn nhiều dang dở”.

Hoàng Anh

Các tin khác


Huyện Kim Bôi bàn giao mặt bằng khu tái đinh cư tại xã Tú Sơn

(HBĐT) - Nhằm để người dân có một khu định cư mới sớm ổn định cuộc sống, ngày 19/1, UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức bàn giao mặt bằng khu tái định cư tại xã Tú Sơn.

Xã Tự Do - nhiều thách thức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Tự Do (Lạc Sơn) mới đạt 7/19 tiêu chí. Để đạt được 12 tiêu chí còn lại, xã vùng cao này phải vượt qua nhiều thách thức, trong khi tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng nhiều khó khăn.

Ngành Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2018

(HBĐT) - Sáng 19/1, tại Trung tâm hội nghị AP-Plaza, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện phòng Văn hoá – thông tin và Đài TT-TH các huyện, thành phố; doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Phân bổ trên 1.174 tỷ đồng vốn đầu tư trung hạn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - HĐND tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 80/2017/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ nguồn vốn NSNN để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình.

ứng dụng cntt trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 03, ngày 15/1/2018 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Công dân giám sát trong quản trị đất đai

(HBĐT) - Xuất phát từ thực tế cơ sở từ tháng 1/2017, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) khởi động Dự án "Công dân giám sát trong quản trị đất đai” được tài trợ bởi chương trình quản trị đất khu vực sông Mê Kong thông qua tổ chức OXFAM tại Việt Nam. Hòa Bình là 1 trong 3 địa phương của cả nước được hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ thời gian từ tháng 8/2016 - 12/2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục