(HBĐT) - Hội đồng An toàn vệ sinh lao động tỉnh vừa tổ chức đoàn liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và công tác phòng, chống cháy nổ (PCCN) tại Công ty CP du lịch Mai Châu và khám phá Việt Nam (xã Nà Phòn), Công ty TNHH khách sạn và du lịch Mặt Trời Mai Châu (xã Chiềng Châu – Mai Châu).
Đoàn kiểm tra liên
ngành của Hội đồng ATVSLĐ tỉnh kiểm tra hồ sơ, sổ sách tạiCông ty TNHH
khách sạn và du lịch Mặt Trời Mai Châu (xã Chiềng Châu – Mai Châu).
Qua hồ sơ, sổ sách và kiểm tra thực tế cho thấy, hai công ty du lịch đã
có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo tiền lương, chế độ đãi ngộ cũng như an
toàn, sức khỏe cho người lao động và khách du lịch. Hàng năm đều ký kết
hợp đồng lao động, cấp phát đồng phục, bảo hộ lao động cho nhân viên. Tuy
nhiên, việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ và PCCN vẫn còn những thiếu sót
cần được khẩn trương khắc phục.
Theo đó, đoàn kiểm tra đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế và kiến nghị 2
công ty cần cử cán bộ phụ trách công tác y tế, ATVSLĐ. Nếu không có cán bộ y tế
thì phải ký hợp đồng với cơ sở y tế gần nhất để thực hiện việc chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Các công ty cũng cần lập hồ sơ sức khỏe cho người lao động, bố
trí tủ thuốc, dụng cụ, phương tiện đảm bảo sơ cứu ban đầu. Hàng năm thực hiện
quan trắc môi trường, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ và khám sức khỏe cho 100% người
lao động. Bên cạnh đó, các công ty cần bổ sung đầy đủ hồ sơ, sổ sách về công
tác PCCC; ban hành và đăng ký Nội quy lao động với Sở LĐ-TB&XH…
Đoàn kiểm tra yêu cầu các công ty thực hiện những kiến nghị của đoàn
trong 40 ngày làm việc, sau đó, báo cáo kết quả về Sở LĐ-TB&XH.
H.N
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế xuất hiện tình trạng cây sen chết hàng loạt; trong đó, tập trung nhiều nhất tại huyện Phong Điền.
(HBĐT) - Đầu tháng 6, chúng tôi đến khảo sát khu tái định cư (TĐC) Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi). Khu TĐC nằm gần đường 12 B, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, điện, nước, được quy hoạch ở khu vực ruộng cấy, cách xa núi, đồi sạt lở, giao thông đến tận cuối xóm đã đón 29 hộ dân (trong đó có 24 hộ xóm Mớ Khoắc, 5 hộ xóm Mớ Đồi) về ở. Bà con phấn khởi được Nhà nước hỗ trợ đầu tư mặt bằng, cấp điện, nước. Về cơ bản, các hộ dân đã xây nhà, một số hộ đang hoàn thiện, tất cả đã dọn đến ở, khắc phục nỗi lo đất, đá trượt sạt, vùi lấp.
(HBĐT) - Có những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, con người, bước phát triển về nền kinh tế, trong đó bao gồm kinh tế nông nghiệp nhưng thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa được nhiều. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Doanh nghiệp không mặn mà.
(HBĐT)-Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa "thế giới phẳng" "nông nghiệp mở", sản phẩm nông sản hàng hóa khi đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt để vào được những thị trường lớn như Mỹ, EU... Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được tỉnh quan tâm, coi đây là lực đẩy để bứt phá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể hóa bằng Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai Quyết định trên vấp phải không ít "rào cản".
(HBĐT) - Xã Đa Phúc (Yên Thủy) hiện có hơn 1.200 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ, giao cho 15/15 xóm quản lý. Với diện tích rừng phòng hộ lớn, thảm thực vật phong phú, nhiều lâm sản quý, đặc biệt, tại cánh rừng nguyên sinh xóm Nhuội có 13 cây chò chỉ, có những cây ước tính hơn 600 năm tuổi, được huyện đưa vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. Công tác bảo vệ rừng tại địa bàn xã luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, chú trọng.
(HBĐT) - Trận mưa lớn kèm theo gió giật mạnh vừa xảy ra trong thời gian rất ngắn, kéo dài khoảng từ 16 giờ 30 phút đến 16 giờ 50 phút đã khiến cây đổ trên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dưới đây là một vài hình ảnh phóng viên ghi nhận được.