(HBĐT) - Trong gần 2 tháng, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã lan rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Ngoài triển khai hỗ trợ đợt 1 tại 2 xã Cao Thắng, Thanh Lương (Lương Sơn), hộ bị thiệt hại sau tiêu hủy đàn lợn mắc bệnh DTLCP ở các địa phương vẫn chưa nhận được tiền. Tâm trạng người chăn nuôi lợn lo lắng, rối bời trước tình hình dịch bệnh phức tạp. Nhiều hộ đang chăn nuôi cầm cự và không có ý định tái đàn.


Hộ ông Trần Duy Hưng ở khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) sau biến cố đàn lợn bị DTLCP ngậm ngùi để trống chuồng. Ông Hưng cho biết: đàn lợn 11 con gồm 1 lợn nái, 10 lợn choai nuôi lấy thịt bỗng chốc lăn ra ốm, chết. Sau khi cơ quan chuyên môn lấy mẫu, có kết luận lợn bị bệnh DTLCP, đàn lợn của gia đình ông buộc phải đem đi chôn hủy toàn bộ để đảm bảo khống chế, bao vây sự lây lan của dịch bệnh. Cũng từ đó đến nay, ông không còn thiết tha đến việc nuôi lợn trở lại, tạm thời xoay sở cuộc sống bằng cách khác. Theo ông, mặc dù thu nhập của gia đình trông chờ phần nhiều vào chăn nuôi, nhưng quả thực không dám mạo hiểm bởi DTLCP đang hoành hành khắp nơi, đầu ra sản phẩm không tính được.

Gia trại lợn của bà Nguyễn Thị Vân ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có quy mô khá lớn với trên 100 con/lứa. Trong tình hình DTLCP đã xuất hiện tại địa phương, mặc dù chưa uy hiếp trại lợn nhưng những liên đới, tác động của dịch bệnh thì đã có. Bà Vân tâm trạng: Suốt mấy năm nay, chăn nuôi "thất bát" vì giá cả, dịch bệnh. Tưởng rằng lứa lợn này sẽ có lãi chút ít để có thể trả nợ vốn vay ngân hàng đầu tư vào giống, thức ăn, nhưng DTLCP đã dập tắt mọi hy vọng. Giờ muốn xuất lợn, bà bắt buộc lấy mẫu máu trên đàn lợn làm xét nghiệm âm tính với DTLCP. Với đàn lợn từ 100 con trở lên phải lấy ít nhất 28 mẫu máu gửi cơ quan Chi cục Thú y vùng I. Trường hợp mẫu xét nghiệm dương tính với DTLCP thì sẽ phải tiêu hủy cả đàn. Trường hợp cho kết quả âm tính thì lợn mới được tiêu thụ, giết mổ. Tuy nhiên, với chi phí cho xét nghiệm lên tới 544.000 đồng/mẫu như hiện nay, bà Vân phải chi tới gần 16 triệu đồng cho khoảng 30 mẫu. Như vậy, để xuất bán, người chăn nuôi phải chấp nhận chịu lỗ còn giữ lại thì hàng ngày phải bỏ kinh phí duy trì. Thêm vào đó, tiêu thụ gọn cả trăm con lợn trong lúc dịch dã này cũng rất khó.


Sau DTLCP, hộ ông Trần Duy Hưng, khu Thủy sản, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chưa tính đến việc tái đàn.

Diễn biến DTLCP đã kéo theo hệ lụy nhiều hộ chăn nuôi lợn trong tỉnh lâm vào cảnh nợ nần do vay mượn ngân hàng, không còn khả năng đầu tư và không dám tái đàn. Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đàn lợn trong dân hiện còn khoảng 400.000 con, giảm 2,1% so với cùng kỳ. Dự báo tới đây, với tình hình DTLCP tiếp tục lan rộng đến các xã, xóm trên phạm vi 11/11 huyện, thành phố khiến đàn lợn bệnh bị tiêu hủy nhiều cộng thêm yếu tố thận trọng tái đàn, đàn lợn của tỉnh sẽ còn giảm mạnh. Để tìm nguồn sinh kế khác, bớt rủi ro hơn, nhiều hộ đang chuyển từ nuôi lợn sang đầu tư chăn nuôi gà thay vì để trống chuồng dẫn đến sản xuất chăn nuôi tê liệt.

Cùng với diễn biến DTLCP trên phạm vi cả nước, giá sản phẩm thịt lợn trên thị trường cũng biến động theo, giảm mạnh trong tháng 5 và đảo chiều tăng cao kể từ đầu tháng 6. Hiện tại, giá lợn hơi trên thị trường tỉnh đang ở ngưỡng 42.000 - 43.000 đồng/kg, tăng 10 giá so với tháng trước đó. Có một thực tế là trong lúc dịch bệnh DTLCP, mặc dù giá lợn hơi tăng cao, nhưng vấn đề tiêu thụ lợn rất phức tạp, khả năng tiêu thụ chậm. Để hạn chế sự lây lan DTLCP, hộ chăn nuôi phải thực hiện theo Quy định và hướng dẫn của Bộ NN & PTNT, cụ thể là lợn trong vùng dịch bán ra bên ngoài, kể cả nội tỉnh và ngoại tỉnh đều phải làm xét nghiệm âm tính với DTLCP và giấy chứng nhận kiểm dịch. Đối với giết mổ lợn cũng phải thực hiện nghiêm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Một lo lắng nữa là việc lưu hành DLTCP ngoài môi trường sẽ rất lâu và có thể quay lại đe dọa ngành chăn nuôi bất cứ khi nào. Đây cũng chính là một trong những nguyên do tác động đến ngành chăn nuôi lợn khó phát triển được một thời gian dài nữa. Đồng thời, chắc chắn tới đây, nguồn cung thịt lợn rơi vào bối cảnh thiếu hụt sản phẩm, thậm chí bị cạn kiệt, khan hiếm vào dịp cuối năm. Giá lợn hơi có thể sẽ tăng lên ngưỡng 48.000 - 50.000 đồng/kg như Cục Chăn nuôi, Bộ NN & PTNT dự liệu. Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng không thể liều lĩnh, bất chấp rủi ro để đầu tư tái đàn. Không riêng chăn nuôi nhỏ lẻ mà hiện nay, ở các trại nuôi lợn tập trung công nghiệp cũng hạn chế tái đàn để giảm thiểu rủi ro diễn biến dịch bệnh. Thị trường vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng lớn. Giải pháp duy nhất để ngăn ngừa, kiểm soát DTLCP là hộ chăn nuôi phải đồng loạt thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Khuyến khích tham gia vào các trang trại, HTX, hạn chế tối đa việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, dễ lây lan mầm bệnh.


Bùi Minh


Các tin khác


Thực hiện phương châm: cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo sâu sát, người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Ngày 19/6, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng chủ trì hội nghị.

Đảm bảo an toàn cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu mùa nắng nóng

(HBĐT) - Theo báo cáo của lực lượng chức năng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 140 cây xăng và hơn 400 cơ sở kinh doanh gas. Thời tiết nắng nóng, các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng là địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Không dừng lại ở đó, các vụ cháy, nổ tại cửa hàng xăng dầu thường để lại thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và một yêu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện nay. 

Sen bị chết hàng loạt ở Thừa Thiên-Huế, thiệt hại hàng tỷ đồng

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế xuất hiện tình trạng cây sen chết hàng loạt; trong đó, tập trung nhiều nhất tại huyện Phong Điền.

Người dân các khu tái định cư cơ bản ổn định cuộc sống

(HBĐT) - Đầu tháng 6, chúng tôi đến khảo sát khu tái định cư (TĐC) Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi). Khu TĐC nằm gần đường 12 B, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, điện, nước, được quy hoạch ở khu vực ruộng cấy, cách xa núi, đồi sạt lở, giao thông đến tận cuối xóm đã đón 29 hộ dân (trong đó có 24 hộ xóm Mớ Khoắc, 5 hộ xóm Mớ Đồi) về ở. Bà con phấn khởi được Nhà nước hỗ trợ đầu tư mặt bằng, cấp điện, nước. Về cơ bản, các hộ dân đã xây nhà, một số hộ đang hoàn thiện, tất cả đã dọn đến ở, khắc phục nỗi lo đất, đá trượt sạt, vùi lấp.

Bài 2 - Khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

(HBĐT) - Có những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, con người, bước phát triển về nền kinh tế, trong đó bao gồm kinh tế nông nghiệp nhưng thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa được nhiều. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Doanh nghiệp không mặn mà.

Bài 1 - Nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún

(HBĐT)-Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa "thế giới phẳng" "nông nghiệp mở", sản phẩm nông sản hàng hóa khi đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt để vào được những thị trường lớn như Mỹ, EU... Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được tỉnh quan tâm, coi đây là lực đẩy để bứt phá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể hóa bằng Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai Quyết định trên vấp phải không ít "rào cản".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục