Do ảnh hưởng của bão số 3, các địa phương cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 7/9, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo thời tiết ngày 8/9, do ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 3), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to, riêng phía Tây Bắc Bộ có nơi lượng mưa tới 350mm.
Viettel đã chuẩn bị về nhân sự, tài nguyên, vật tư ứng cứu thông tin, củng cố trạm và mạng truyền dẫn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) cách khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam.
Nhận định tỉnh Hòa Bình nằm trong khu vực được dự báo có mưa lớn xảy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 3, để giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt, úng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố; các Công ty TNHH MTV: Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình, Cao Phong, 2/9 tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Công điện số 21/CĐ-UBND, ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công văn số 103/SNN-TL, ngày 04/9/2024 của Sở NN&PTNT về việc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cảnh báo mưa lớn kèm dông sét khu vực Hà Nội. Cụ thể, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu bắt đầu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh. Ổ mây này có xu hướng di chuyển về phía Tây Nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội.
Các đợt mưa lớn liên tiếp diễn ra trong tháng 7, 8 vừa qua trên địa bàn xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã làm hư hỏng nhiều tài sản, hoa màu, thiệt hại ước tính hơn 1 tỷ đồng. Hiện địa phương tập trung thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” để khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.
Vào 20 giờ ngày 4/9, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình mở 1 cửa xả đáy theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 4/9, UBND tỉnh ban hành Công điện số 19/CĐ-UBND về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 03 năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương đã triển khai phương án chủ động ứng với phó với bão số 3, không chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ...
Trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Tại Việt Nam, AI đang được coi là công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 4/9, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/ giờ), giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/ giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/9, hồi 1 giờ, vị trí tâm bão Yagi ở vào khoảng 18 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Ludong (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/ giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, khoảng 20 km/ giờ.