(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh từ ngày 3 - 4/8 có mưa to, đến rất to. Nhờ chủ động trong công tác ứng phó, nên không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, tính đến 16h ngày 4/8, các huyện, thành phố đã có thiệt về nhà cửa, tài sản, hoa màu, chăn nuôi, giao thông và một số thiệt hại khác. Cụ thể như sau:
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, liên tiếp từ tối 2 - 4/8, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa dồn dập trút xuống khiến nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm bị ngập úng, sạt lở, ùn tắc, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, lượng mưa lớn kéo dài diễn ra ở khu vực tỉnh Hòa Bình khiến cho nhiều nơi có nguy cơ ngập nặng. Tại xóm Máy Giấy, xã Dân hạ (Kỳ Sơn), nhiều hộ bị nước tràn cả vào khu vực nhà bếp, ngoài vườn nước ngập cao đến gần thắt lưng người. Nhiều người dân vừa chống chọi với mưa lũ, vừa bức xúc vì nguyên nhân dân dẫn đến tình trạng trên.
(HBĐT) - Ngày 3/8, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 09/CĐ-UBND về việc tập chỉ đạo, khắc phục các ảnh hưởng của mưa lũ do bão số 3 gây ra. Công điện nêu rõ: Bão số 3 đã gây mưa to đến rất to tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình lượng mưa một số trạm ngày 3/8 đã đạt trên 200 mm (như: xã Tân Phong, Cao Phong 236,8 mm; Thanh Hà, Lạc Thủy 227,2 mm; Cao Sơn, Đà Bắc 226,4 mm...) . Dự báo, đêm nay và ngày mai trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa to đến rất to; nguy cơ cao xảy ra lũ cục bộ, lũ quét và sạt lở đất là rất lớn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của bão số 3 sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nên ở tỉnh Hòa Bình có mưa to đến rất to. Khu vực thành phố Hòa Bình có mưa từ chiều 2/8, nhất là từ trưa đến tối ngày 3/8 đã có mưa to đến rất to, khiến nước các sông, suối dâng cao, gây ngập úng nhiều nơi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân… Sau đây là một số hình ảnh mưa lũ tại TP Hòa Bình.
Tối và đêm 2/8, bão số 3 đã đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa lớn và còn diễn biến phức tạp.
(HBĐT) - Ngày 1/8, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2019.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết hồi 13 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông; cách Móng Cái khoảng 100km, cách Hải Phòng khoảng 230km, cách Nam Định khoảng 320km.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 3 mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
(HBĐT)-Trong 3 ngày 30, 31/7 và 1/8, Ban quản lý Chương trình vùng huyện Lạc Sơn phối hợp với Chương trình vùng Lạc Sơn tổ chức khóa tập huấn TOT về "Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 - 2/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về KH&CN cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia Chương trình OCOP và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh.
(HBĐT) - Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân chưa tốt; mô hình tổ vệ sinh môi trường ra đời xuất phát từ yêu cầu cấp bách trong xây dựng nông thôn mới chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạt động chủ yếu mang tính công ích, kinh phí mua sắm phương tiện, trang thiết bị chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của địa phương nên thiếu đồng bộ, không đầy đủ... Đó là thực trạng, khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Với 18.818,81 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 2.856,93 ha rừng tự nhiên, 12.690,71 ha rừng trồng và 3.271,17 ha đất trống, những năm qua, huyện Lương Sơn luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Từ đó, các loại rừng được bảo vệ an toàn, kinh tế rừng tiếp tục phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
(HBĐT)- Ngày 1/8, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3. Nội dung chính như sau:
(HBĐT) - Với địa hình bán sơn địa, nhiều dãy núi đá vôi, chia cắt bởi nhiều sông suối, huyện Lạc Thủy được coi là "rốn lũ” của tỉnh. Các xã dọc tuyến sông Bôi như: Phú Thành, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Liên Hòa, Khoan Dụ, Yên Bồng, thị trấn Chi Nê thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là lũ lụt, đe dọa cuộc sống, sản xuất và tính mạng người dân. UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, bổ sung các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) sát với thực tế theo phương châm "4 tại chỗ", nâng cao năng lực xử lý các tình huống thiên tai, mưa lũ, bảo vệ sản xuất, đời sống và tính mạng người dân.