(HBĐT) - Chiều 27/11, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc để nghe báo cáo về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ kéo dài và qua, hệ thống đường giao thông các tuyến quốc lộ do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý trên địa bàn toàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá của Sở GTVT tỉnh, công tác khắc phục chủ yếu mới chỉ đảm bảo giao thông bước 1, hiện chưa bố trí được kinh phí khắc phục triệt để các hư hỏng quá lớn do mưa bão gây ra.
(HBĐT) - Nhờ sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện nghiêm các quy trình trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư, tổ chức đối thoại với người dân bị ảnh hưởng, hầu hết các dự án quan trọng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được bàn giao mặt bằng bảo đảm tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Ngày 24/11, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tham dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, đại biểu nông dân huyện Lạc Thủy, xã Yên Bồng (Lạc Thủy)
(HBĐT) - Đợt mưa lũ kinh hoàng đầu tháng 10 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cả tỉnh có hàng chục người chết và mất tích. Tình trạng trượt sạt đất, đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản, hoa màu. Nhiều khu vực bị chia cắt khó tiếp cận. Mưa lũ làm phát sinh hàng chục khu vực, điểm nguy cơ cao trượt sạt đất, đá đe dọa tính mạng của người dân.
(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.
(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác tại vùng Đông Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng núi và trung du phía bắc có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 đến 180C, vùng núi cao dưới 90C.
(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện khẩn số 143/ CĐ-BCH điện: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình; các sở, ngành; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.
(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đạt 9/19 tiêu chí. Diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, xã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tiêu chí về giao thông.
(HBĐT) - "Đã chính thức bước vào mùa khô, bắt đầu xuất hiện những nguy cơ cháy rừng thường trực. Các cấp ủy, chính quyền và người dân cần đề cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm "4 tại chỗ”, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh lửa rừng khi mới phát sinh, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững” - Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa rải rác; Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa rất to. Kết hợp giữa không khí lạnh tăng cường và dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, trong các ngày 23-24/11 ở Bắc Bộ trời rét, vùng núi và trung du rét đậm, có nơi rét hại.
(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 11/10/2017, trên địa bàn huyện Lương Sơn có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Lâm Sơn là 183mm, mực nước trên sông Bùi cao nhất ở thời điểm 15h ngày 10/10 là 2.445 cm, trên mức báo động 3 đã làm ngập toàn bộ các ngầm trên địa bàn huyện, nhất là các ngầm tràn dọc theo sông Bùi và gây ngập quốc lộ 6, khu vực Đông Dương. Mưa to, nước lũ dồn về 3 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện, gồm sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và đặc biệt là sông Bùi - một con sông nhỏ, ngắn và dốc, hàng năm thường có lũ lớn gây ngập lụt các địa bàn: Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn...
(HBĐT) - "Là tâm điểm chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, để ổn định cuộc sống cho đồng bào ở huyện Đà Bắc sau mưa lũ chắc còn lâu dài. Khó khăn nhất của tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng sau mưa lũ là vấn đề nhà ở. Do vậy, vấn đề cấp bách là phải lo nhà ở cho người dân. Nhà bạt cũng được, nhất định không để ai màn trời chiếu đất”. Quan điểm chỉ đạo đó của đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đang được tỉnh và huyện Đà Bắc quyết liệt chỉ đạo. Tuy vậy, ổn định dân cư sau mưa lũ huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.