Tính đến sáng nay, 9/9, thiệt hại do bão Conson tại Philippines là 19 người mất tích, 19.343 hộ (79.062 người) bị ảnh hưởng, 10.063 người phải sơ tán. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tiếp tục họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để sớm triển khai các phương án ứng phó.

Khẩn trương chuẩn bị phương án sơ tán dân, ứng phó bão Conson

Dự báo đêm nay, 8/9, bão Conson sẽ đi vào Biển Đông, thành cơn bão số 5 năm 2021. Để kịp thời ứng phó với bão Conson và mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, sáng 8/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương.

Chủ động ứng phó với bão Conson và mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 7/9, UBND tỉnh ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với bão Conson và mưa lũ.

Xã Hùng Sơn: Chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất

(HBĐT) - Xã Hùng Sơn (Kim Bôi) có địa hình đồi núi phức tạp, nhiều sông, suối, ngầm tràn nên thường xuyên chịu tác động do mưa lũ gây ra. Năm 2020, mưa dông khiến 23 hộ bị tốc mái, 1 người bị thương, nhiều hoa màu hư hỏng, mất trắng, tổng thiệt hại khoảng trên 200 triệu đồng. Năm nay, để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban Chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã sớm xây dựng phương án ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất theo phương châm "4 tại chỗ”.

Bão CONSON sẽ đi vào biển Đông trong đêm 8/9

Dự báo khoảng đêm 8/9, ngày 9/9, bão CONSON sẽ đi vào biển Đông và khả năng mạnh thêm. Cảnh báo gió rất mạnh trên biển Đông, giật cấp 11.

Tin bão CONSON và các chỉ đạo ứng phó

Dự báo, đến 13 giờ ngày 10/9, vị trí tâm bão CONSON ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và tiếp tục mạnh thêm.

Xã Độc Lập: Đường dây điện xuống cấp - ẩn họa khó lường

(HBĐT) - Đường dây điện được bắc tạm bợ qua những cột tre, cột bương đã, đang tồn tại nhiều năm nay ở xã Độc Lập (TP Hòa Bình). Là xã vùng cao của thành phố, hộ dân sống rải rác trên các triền đồi; biết là mất an toàn, nguy hiểm, nhưng để giảm chi phí và có điện lưới dùng trong sinh hoạt, người dân nơi đây đã phải dùng cách này để kéo điện về nhà.

Xã Yên Bồng: Chủ động phòng, chống thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Thời gian qua, Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, triển khai các kế hoạch, duy trì trực ban, đề phòng diễn biến thời tiết xấu, ứng phó kịp thời với các tình huống bất ngờ trong mùa mưa lũ.

Xã Phú Nghĩa: Phát huy dân chủ trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau nhiều năm phấn đấu, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), hiện là xã NTM nâng cao và đang tiến tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Đến nay, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, là một miền quê đáng sống với cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống Nhân dân được nâng lên… Đó là minh chứng rõ nét cho việc phát huy dân chủ, tạo được sự đồng thuận, đoàn kết trong Nhân dân.

Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai

(HBĐT) - Ngày 31/8, UBND tỉnh ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND về việc chủ động sẵn ứng phó với thiên tai. 

Nâng cao hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác cấp nước nông thôn được các cấp, ngành tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô xã, liên xã, cấp nước tự chảy, hỗ trợ ứng dụng lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ gia đình…; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe, phát triển KT-XH. Qua đó, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch; khai thác, phát huy hiệu quả công trình. Đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 95,2%, vượt 0,2% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

Chủ động ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

(HBĐT) - Ngày 27/8, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1548/UBND-KTN về chủ động ứng phó thiên tai (ƯPTT), mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn kéo dài đến 3/9

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 30 đến 31/8, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to (mưa dông tập trung vào chiều và tối). Mưa dông ở các khu vực trên còn kéo dài đến ngày 3/9.

Thời tiết ngày 28/8: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, vùng núi nguy cơ sạt lở đất cao

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 28/8, ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối).