Quang cảnh hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 22/7, tại Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ.

TP Hòa Bình:
Cháy 3 ki ốt chợ Hữu Nghị giữa lúc trời mưa to, thiệt hại hơn 100 triệu đồng

(HBĐT) - Theo thông tin từ quần chúng nhân dân, vào hồi 21h30’ ngày 19/7, tại chợ Hữu Nghị (tổ 15 - phường Hữu Nghị - thành phố Hòa Bình) khi trời đang mưa to đã xảy ra vụ cháy lớn.

Sơ tán khoảng 119 nghìn người tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão số 2

* Bão đi vào khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư: Hồi 22 giờ ngày 18-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 240km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

Quảng Ninh: Bão số 2 gây thiệt hại tại Móng Cái

Đến thời điểm này, 10 giờ ngày 19-7, bão số 2 đang ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Ninh. Tại đảo Cô Tô và Móng Cái có gió giật mạnh cấp 10, mưa to; tại huyện Hải Hà, Tiên Yên có gió giật cấp 8, cấp 9; tại TP Hạ Long gió giật cấp 8 và cấp 9. Các địa phương trong tỉnh đã có nơi mưa vừa và rất mưa to.

Di dời khẩn cấp hơn 2 nghìn hộ dân về nơi tránh, trú bão số 2

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 2, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo khẩn trương di dân tại một số địa bàn xung yếu trên địa bàn TP Móng Cái.

Bão số 2 bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh Quảng Ninh, gây mưa to, gió giật mạnh

Lúc 4 giờ, sáng 19-7, tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,5 độ vĩ Bắc; 108,9 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15 - 16. Hôm nay, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.

Huyện Kim Bôi:
Sơ tán 33 hộ dân xã Vĩnh Đồng trước cơn bão Rammasun

(HBĐT) - Chiều ngày 18/7, huyện Kim Bôi đã tổ chức sơ tán 33 hộ dân thuộc hai xóm Chanh Trên và Chanh Dưới, xã Vĩnh Đồng đến khu tái định cư trước khi cơn bão Rammasun đến. Hai xóm trên nằm ven dòng suối Chiềng với gần 90 hộ, trong đó 67 hộ trong diện nguy hiểm khi có mưa lũ thuộc diện phải di rời. Cơn lũ năm 2007, nước lũ đã làm ngập nhà cửa, hoa màu, cuốn trôi một số tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã triển khai dự án di dân tái định cư cách chỗ ở cũ khoảng 2 km. Mặc dù đã có nhà nhưng mới chỉ có 34 hộ di chuyển, 33 hộ vẫn ở lại sinh sống.

Xã Quý Hòa (Lạc Sơn):
Có 19 hộ trong diện nguy hiểm khi mưa lũ cần di chuyển

(HBĐT) - Chiều ngày 18/7, Ban chỉ huy PCLB xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã tuyên truyền, vận động các hộ dân ở xóm Dọi II sơ tán đến nơi an toàn. Xóm có 19 hộ trong vùng nguy hiểm (nhà xây dựng trong khu vực dưới chân và trên đồi đất xuất hiện khe nứt, trượt lún). Trong đó, gia đình ông Bùi Văn Dịu trong vùng nguy hiểm nhất đã sơ tán người và tài sản đến gia đình người họ hàng ở xóm Khả. Các gia đình còn lại, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chỉ huy PCLB xã tuyên truyền để nhân dân sẵn sàng sơ tán khi có lệnh.

Huyện Kim Bôi: Chưa có xã nào đạt tiêu chí số 17 về môi trường

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Kim Bôi, hiện trên địa bàn huyện có 23 công trình nước sạch đang hoạt động phục vụ cho hơn 7.000 người được hưởng lợi trực tiếp (trong đó có 5 công trình được xây mới năm 2013 với tổng kinh phí là 7,52 tỉ đồng).

Chủ động phòng chống bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa vụ mùa

(HBĐT) - Chi cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản số 141/BVTV-KT gửi UBND các huyện, thành phố. Trong đó nhấn mạnh: Điều kiện thời tiết từ nay đến cuối tháng 9 rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại mạnh trên diện tích lúa vụ mùa 2014. Để bảo vệ sản xuất, đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống, giảm thiểu tác hại do bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa gây ra.

Phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Phát triển ngành thủy sản đã và đang đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2013, giá trị sản xuất thủy sản bình quân đạt trên 220 tỉ đồng/năm, gấp 5 lần so với năm 2005, chiếm 2,65% cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Sản lượng thủy sản đạt trên 5.000 tấn, diện tích nuôi thủy sản khoảng 2.300 ha và gần 1.300 lồng cá, chủ yếu trên hồ Hòa Bình.

Huyện Lương Sơn:
Tìm kiếm các giống ngô lai mới để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, phòng NN&PTNT phối hợp với Trạm BVTV huyện Lương Sơn tổ chức thực hiện mô hình khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại hai xã Hợp Hòa và Hợp Châu với tổng diện tích 4 ha, thu hút sự tham gia của 66 hộ sản xuất (SX). Mô hình được thực hiện từ tháng 2 đến cuối tháng 6 cho thu hoạch với những kết quả đáng ghi nhận.

Chiến lược tăng trưởng xanh - Xu hướng tất yếu để phát triển Kinh tế - xã hội bền vững

(HBĐT) - Chiến lược tăng trưởng xanh là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên; từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh đã được xác định là chiến lược quốc gia, là xu hướng tất yếu để phát triển KT -XH bền vững.

Kim Bôi:
Cơ bản xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo UBND huyện Kim Bôi, trên địa bàn đã cơ bản xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2013, UBND huyện đã ra Quyết định đình chỉ hoạt động đốt lò, nung gạch thủ công đối với 7 lò gạch thủ công, bao gồm 1 lò đơn cải tiến ở xóm Dứng - xã Kim Truy, 4 lò đơn ở các xã Kim Bình, Trung Bì và 2 lò đôi tại thôn Bôi Câu – xã Kim Bôi.

Lạc Thuỷ: Trồng rừng đạt 82,7% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch trồng mới 860 ha rừng, bảo vệ 19.600 ha rừng.