(HBĐT) - Đầu tháng 6, chúng tôi đến khảo sát khu tái định cư (TĐC) Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi). Khu TĐC nằm gần đường 12 B, được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, điện, nước, được quy hoạch ở khu vực ruộng cấy, cách xa núi, đồi sạt lở, giao thông đến tận cuối xóm đã đón 29 hộ dân (trong đó có 24 hộ xóm Mớ Khoắc, 5 hộ xóm Mớ Đồi) về ở. Bà con phấn khởi được Nhà nước hỗ trợ đầu tư mặt bằng, cấp điện, nước. Về cơ bản, các hộ dân đã xây nhà, một số hộ đang hoàn thiện, tất cả đã dọn đến ở, khắc phục nỗi lo đất, đá trượt sạt, vùi lấp.

"Rào cản" phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao
Bài 2 - Khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

(HBĐT) - Có những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, con người, bước phát triển về nền kinh tế, trong đó bao gồm kinh tế nông nghiệp nhưng thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa được nhiều. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khó thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Doanh nghiệp không mặn mà.

"Rào cản" phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao
Bài 1 - Nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún

(HBĐT)-Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa "thế giới phẳng" "nông nghiệp mở", sản phẩm nông sản hàng hóa khi đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt để vào được những thị trường lớn như Mỹ, EU... Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được tỉnh quan tâm, coi đây là lực đẩy để bứt phá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể hóa bằng Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai Quyết định trên vấp phải không ít "rào cản".

Người dân xã Đa Phúc chung sức bảo vệ 13 "cụ" chò chỉ hơn 600 năm tuổi

(HBĐT) - Xã Đa Phúc (Yên Thủy) hiện có hơn 1.200 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ, giao cho 15/15 xóm quản lý. Với diện tích rừng phòng hộ lớn, thảm thực vật phong phú, nhiều lâm sản quý, đặc biệt, tại cánh rừng nguyên sinh xóm Nhuội có 13 cây chò chỉ, có những cây ước tính hơn 600 năm tuổi, được huyện đưa vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. Công tác bảo vệ rừng tại địa bàn xã luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, chú trọng.

Mưa, gió lớn khiến nhiều cây bị quật đổ

(HBĐT) - Trận mưa lớn kèm theo gió giật mạnh vừa xảy ra trong thời gian rất ngắn, kéo dài khoảng từ 16 giờ 30 phút đến 16 giờ 50 phút đã khiến cây đổ trên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dưới đây là một vài hình ảnh phóng viên ghi nhận được.

Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 14/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xác nhận đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đó, cùng ngày, UBND huyện Đà Bắc đã công bố ổ DTLCP tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý.

Chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH nhằm chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Bảo đảm an toàn thông tin liên lạc mùa mưa lũ 

(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Sông Tô Lịch ra sao sau một tháng áp dụng công nghệ Nhật Bản?

Sau gần một tháng áp dụng làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor trên sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt), nguồn nước đã được cải thiện rõ rệt, tuy vẫn còn màu đen nhưng không còn mùi hôi thối.

Tập trung công tác ứng phó với dịch tả lợn châu Phi 

(HBĐT) - Ngày 13/6, tại huyện Lạc Sơn, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức hội nghị vùng đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và bàn các giải pháp phòng, chống trong thời gian tới. Tham dự có các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn.

Nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2018 cho thấy, diện tích có rừng toàn tỉnh hiện có trên 236.412 ha, gồm rừng tự nhiên hơn 141.900 ha, rừng trồng đã thành rừng hơn 94.512 ha; độ che phủ rừng đạt 51,50%. Toàn tỉnh có hơn 100.000 ha rừng tre, nứa, hỗn giao nứa gỗ, rừng trên núi đá, rừng phục hồi, rừng trồng chưa khép tán, đây là các loại rừng dễ cháy, thường có nguy cơ cháy rừng cao. Các vùng này cũng là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế phụ thuộc nhiều vào rừng và thường phát đốt làm nương rẫy. Các hoạt động sản xuất nương rẫy, kết hợp nông, lâm nghiệp thường xuyên diễn ra nên rất dễ cháy lan vào rừng.

Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa dông, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/6, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh nên Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10 - 17 giờ.

Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Kim Bôi 

(HBĐT) -Ngày 12/6, UBND huyện Kim Bôi đã công bố bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại  xóm Sào, xã Hạ Bì sau khi nhận kết quả xét nghiệm từ Chi cục Thú y vùng I kết luận 3/4 mẫu máu, bệnh phẩm dương tính với vi rút DTLCP.

50 học viên được bồi dưỡng kiến thức thương mại điện tử 

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thương mại điện tử cho 50 học viên là cán bộ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.       

Huyện Đà Bắc khó khăn trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân tái định cư

(HBĐT) -Tháng 10/2017, do ảnh hưởng của thiên tai, 11/20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đà Bắc bị thiệt hại nặng nề, hàng nghìn hộ bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở phải di dời. Để đảm bảo ổn định dân cư, huyện Đà Bắc đã tập trung nguồn lực xây dựng 5 khu tái định cư tập trung và các khu tái định cư xen ghép. Hiện nay, các hộ dân đã ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các hộ dân ở đây chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại nơi ở mới.