Qua 25 năm xây dựng và phát triển, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tuần tra, giám sát trên biển, đồng hành cùng ngư dân bám biển.
Sáng 6/9, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập (14/9/1998 - 14/9/2023) để ôn lại truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển. Tham dự có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cùng các thế hệ lãnh đạo cựu cán bộ chiến sĩ từng công tác tại Vùng.
Ôn lại truyền thống của Vùng tại buổi lễ kỷ niệm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Dũng – Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nhấn mạnh, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 4 được thành lập ngày 14 tháng 9 năm 1998. Trải qua 25 xây dựng và phát triển, đơn vị đã tổ chức hàng nghìn đợt tuần tra, kiểm soát, giải quyết hàng trăm vụ việc vi phạm pháp luật trên biển.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Dũng – Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4.
Trong đó, bắt giữ, xử lý gần 150 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu được từ bán tài sản tịch thu, nộp ngân sách nhà nước gần 300 tỷ đồng. Trong đấu tranh chống khai thác IUU, đã chủ trì tuần tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý trên 360 vụ tàu cá vi phạm và tuyên truyền cho hàng nghìn lượt ngư dân chấp hành pháp luật về khai thác thủy, hải sản. Bên cạnh đó, đơn vị đã thực hiện thành công 48 vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đưa gần 300 phương tiện và ngư dân về bờ an toàn.
Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng CSB 4 cho biết, 25 năm qua, sự phát triển, trưởng thành của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã trở thành một phần quan trọng trong truyền thống của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng 4 đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, kịp thời các tình huống trên biển, bảo đảm đúng đường lối quan điểm, phương châm, đối sách của Đảng, không để bị động và bất ngờ trong mọi tình huống.
Bên cạnh đó, với tinh thần chủ động, tích cực, coi thực hiện nhiệm vụ cứu dân, giúp dân là "Mệnh lệnh từ trái tim", là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình; những con tàu dù có tải trọng khiêm tốn của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vẫn vượt qua sóng dữ để thực hiện thành công hàng chục vụ cứu hộ, cứu nạn nơi biển xa và đã trở thành điểm tựa vững chắc của ngư dân.
Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ BTL Vùng Cảnh sát biển 4.
Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 không ngừng thể hiện tinh thần cảnh giác, ý chí kiên cường, quyết không lùi bước trong đấu tranh chống cướp biển, cướp có vũ trang và đã giải cứu kịp thời hàng chục tàu cá và ngư dân Việt Nam bị lực lượng nước ngoài không chế, vây bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Với những thành tích, chiến công đã đạt được, 25 năm qua, cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Vùng CSB4 đã được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển biểu dương, ghi nhận với nhiều phần thưởng cao quý.
Chiến sĩ Cảnh sát biển và chiến sĩ hải đội dân quân trao cờ cho ngư dân trên biển Kiên Giang. Ảnh: Vũ Lê
Nhận định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường biển, đảo trong thời gian tới còn nhiều khó khăn thách thức, Trung tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Bô Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam mong muốn Bộ Tư lệnh Vùng CSB 4 sẽ tập trung quán triệt 6 nhiệm vụ chính, trong đó tập trung: Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI của Đảng về "Chiến lược bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới"; Tập trung xây dựng Bộ Tư lệnh Vùng vững mạnh về mọi mặt, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu các cấp ủy, tổ chức Đảng; đổi mới, nâng cao chất lượng chiến đấu.
Đồng thời đề nghị, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tiếp tục chủ động ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật các tình huống trên biển. Nâng cao chất lượng xây dựng con người, hiện đại hóa các phương tiện, trang bị kỹ thuật đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên vùng biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc và làm điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển
Theo VTV.vn
Ngày 30/8, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã bế mạc Hội thi tàu chính quy mẫu mực, Hội thao huấn luyện tàu mặt nước năm 2023.
Thượng tá Phạm Văn Sơn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 162 yêu cầu các đồng chí sĩ quan trẻ mới về đơn vị nhận công tác xác định ý chí quyết tâm cao, tinh thần trách nhiệm tốt, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong đơn vị; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị, bảo đảm an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là một trong số ít những đơn vị được thành lập sau công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Ngày 27/8, tại buổi gặp gỡ và tiếp xúc với người dân xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn (hay còn gọi là đảo Cù lao xanh), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã yêu cầu các phương tiện khẩn trương nâng cấp, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để người dân xã đảo Nhơn Châu có thể thuận tiện "tiếp cận" với đất liền.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 192km với vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km2 nên giàu tiềm năng về kinh tế; trong đó có ngành công nghiệp năng lượng, nhất là nhiệt điện và năng lượng tái tạo (điện LNG, điện gió, điện mặt trời, đặc biệt điện gió ngoài khơi).
Nhận thấy địa phương có thế mạnh về nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương. Điển hình có hộ gia đình ông Trần Quốc Trung (sinh năm 1970), ngụ ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.