Hơn 3 tháng qua, nhiều hộ dân đánh bắt thủy sản gần bờ tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre không được ra khơi đánh bắt, bởi theo quy định hiện nay, các phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ có chiều dài từ 6m đến dưới 12m thuộc diện "ba không" (không đăng ký, không đăng kiểm và không có giấy phép khai thác) sẽ không được hoạt động.


Người dân chờ làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm tàu để ra khơi trở lại.

Các ngành chức năng tỉnh Bến Tre đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển để ổn định cuộc sống.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, tỉnh hiện có hơn 800 tàu thuộc diện "ba không" tập trung các huyện biển như: Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết: Ngành chức năng đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các phương tiện tàu "ba không" giúp ngư dân sớm trở lại hoạt động theo đúng quy định.

Trước mắt, ngành chức năng cho ra soát tất cả các tàu cá "ba không", chủ tàu cá sẽ đến trình báo, để ngành chức năng kiểm tra tàu, hướng dẫn người dân thủ tục đăng ký. Tàu cá nào đủ điều kiện sẽ hỗ trợ thực hiện các thủ tục trong thời gian sớm nhất, để người dân trở lại hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Tỉnh kiên quyết không cho tàu cá chưa đảm bảo điều kiện đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác ra khơi.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tâm, Thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri (Bến Tre) luôn trông chờ ngành chức năng hướng dẫn thực hiện đăng ký đăng kiểm chiếc tàu đánh cá của gia đình để tiếp tục hoạt động có thu nhập trở lại. Anh Tâm cho hay, gia đình thuộc diện hộ nghèo tại địa phương, thu nhập chính từ chiếc tàu nhỏ đánh bắt gần bờ, khi đánh cá không được anh Tâm đành ở nhà, không tìm được việc làm, không có thu nhập.

Anh Tâm lo lắng số tiền nợ góp vốn để xây căn nhà (nhà tình thương mạnh thường quan tài trợ) của gia đình chưa trả hết. Theo anh Tâm, do tàu nhỏ không thuộc diện đăng ký đăng kiểm từ nhiều năm trước. Tuy nhiên cuối năm 2023 , nghe thông báo tàu cá bắt buộc phải có đăng ký, đăng kiểm, giấy phép hành nghề mới cho hoạt động, áp dụng vào đầu năm 2024. Lúc đó, gia đình trở tay không kịp, vì không biết phải bắt đầu từ đâu để lo các thủ tục. Sau đó, tàu cá không được hoạt động, nguồn kinh tế gia đình cũng vì thế mất đi.

Anh Tâm chia sẻ, vừa qua, Chi cục thủy sản Bến Tre thông báo cho tàu khai báo để cấp giấy tờ theo quy định và anh đang chuẩn bị sửa sang lại tàu để chờ ngày ra khơi trở lại. Các ngư dân mong muốn ngành chức năng tạo điều kiện để ngư dân thực hiện, sớm hoạt động trở lại để ổn định cuộc sống.

Gần đó, gia đình anh Phạm Tấn Lợi, với 4 thành viên, kinh tế tập trung vào chiếc tàu đánh bắt thủy sản ven bờ. Theo anh Lợi, thu nhập mỗi tháng 7-10 triệu đồng. Nhưng nhiều tháng qua không có thu nhập, anh Lợi đành phải vay mượn bên ngoài.

Anh Lợi chia sẻ, trước đây tàu dưới 12m không cần đăng ký, đăng kiểm. Tuy nhiên, quy định đến nay, áp dụng áp dụng đăng ký, đăng kiểm sớm nên người dân không có thời gian chuẩn bị. Hiện các ngành chức năng đã gọi để thống kê và cho đăng ký, đăng kiểm tàu cá nên người dân rất mừng.

Theo anh Lợi, anh đã lớn tuổi không đủ sức khỏe để theo các tàu lớn đánh bắt xa bờ. Khi có thông tin được đăng ký đăng kiểm, anh đã vay tiền sắm sửa ngư cụ, sửa tàu để đón chờ ngày ra khơi sắp tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Chai nước biển Trường Sa và chuyến hải trình của cuộc đời

Là thành viên trong Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2024, có cha là liệt sỹ hải quân hy sinh trên vùng biển Trường Sa, ngay sau chuyến hải trình dài ngày, vừa đặt chân lên đất liền, chị Trần Thị Liên (Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) vội vã trở về quê hương Diễn Châu, Nghệ An để đặt lên bàn thờ chai nước nhỏ lấy từ vùng biển Trường Sa và nghẹn ngào bên mẹ: "Con đã hoàn thành ước nguyện một lần gặp được cha”.

Nỗ lực chống khai thác IUU để phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản

Tỉnh Kiên Giang hiện có gần 10.000 tàu cá từ 6m trở lên; trong đó có gần 4.000 tàu 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Để góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban châu Âu (EC), các đơn vị Biên phòng trong tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kiên quyết xử lý vi phạm về khai thác thủy sản.

"Thi nhặt rác bãi biển"- hoạt động có ích với môi trường biển đảo Cô Tô

Ngày 13/5, tại bãi biển Tình Yêu thuộc khu vực thị trấn Cô Tô (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh), 60 du khách thuộc Công ty Phan Nguyễn đã tham gia nhặt rác, làm sạch bãi biển.

Tạo động lực tăng trưởng mới từ kinh tế biển

Kinh tế biển không chỉ làm giàu cho đất nước mà còn gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Nghệ An: Tìm thấy thi thể 2 ngư dân trong vụ chìm tàu câu mực trên biển

Sáng 5/5, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Anh Văn, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) xác nhận thông tin: Sau gần hai ngày nỗ lực tìm kiếm, chiều 4/5, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã phát hiện thi thể của hai ngư dân mất tích trong vụ lật, chìm thuyền câu mực bị dông lốc và sóng lớn đánh chìm trên biển rạng sáng 3/5.

696.336 lượt người tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức từ ngày 4/3 - 25/4/2024; chia làm 4 kỳ, mỗi kỳ 2 tuần. Trong đó, kỳ 1 từ 8h ngày 4/3 đến 24h ngày 17/3 có 125.588 lượt người dự thi. Kỳ 2 từ 0h ngày 18/3 đến 24h ngày 31/3 có 166.782 lượt người dự thi. Kỳ 3 từ 0h ngày 1/4 đến 24h ngày 14/4 có 225.304 lượt người dự thi. Kỳ 4 từ 0h ngày 15/4 đến 24h ngày 25/4 có 178.662 lượt người dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục