(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.
Hà Quang Dĩnh
Phó Chánh án TAND tỉnh
Điểm mới của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là khẳng định rõ: Toà án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (khoản 1, Điều 107). Đồng thời, để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, cũng như thể hiện bản chất nhân dân của các Tòa án nước ta, bảo đảm sự thống nhất trong Hiến pháp và các luật có liên quan. Dự thảo đã quy định, Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; trường hợp đặc biệt thì QH có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt (khoản 3, Điều 107). Ngoài việc tiếp tục khẳng định và quy định khái quát về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Dự thảo đã bổ sung nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (khoản 2, Điều 107). Tại Điều 108, Dự thảo bổ sung thêm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa nhằm thể hiện rõ tính khách quan, dân chủ trong việc xét xử, đồng thời, bổ sung quy định về nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử nhằm đảm bảo tính độc lập của Tòa án trong việc xét xử. Dự thảo cũng bổ sung nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 109 là “tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.
Những điểm mới trên đây được quy định trong Dự thảo đã thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, phù hợp thực tiễn, phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị, nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch - vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh. Do vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những quy định mới được bổ sung trong Dự thảo.
Qua nghiên cứu, chúng tôi xin đề nghị một số điểm sau đây:
Một là, tách các quy định về TAND và VKSND thành các chương khác nhau trong Hiến pháp vì Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. Một số cơ quan khác, mặc dù thực hiện các hoạt động tư pháp nhưng không phải là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Hai là, cần bổ sung chức năng giải thích pháp luật và ban hành án lệ của TAND tối cao. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp nên cần thiết phải bổ sung chức năng giải thích pháp luật và ban hành án lệ. Việc bổ sung này phù hợp với quy định của NQ số 49-NQ/TW, trong đó quy định việc phát triển án lệ. Mặt khác, việc ban hành án lệ giúp Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, giải thích quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa cụ thể thông qua các vụ án cụ thể. Do vậy, khoản 3, Điều 109 cần quy định lại là: TAND tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, thông qua việc xét xử các vụ án giải thích pháp luật và ban hành án lệ; đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
(HBĐT) - Sáng 1/3, BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành là thành viên BCĐ tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành phố. Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Thường trực MTTQ huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến CBCCVC cơ quan MTTQ huyện và MTTQ 13 xã, thị trấn tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sáng 27/2, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Lãnh đạo chủ chốt TP.Hà Nội nhằm kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
(HBĐT) - Ngày 27/2, tại Trung tâm hoạt động TTN đã diễn ra hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2012- 2017. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn và trên 100 đại biểu là Ủy viên Ủy ban kiểm tra, Ủy viên BCH Tỉnh đoàn khóa XV, Bí thư, Phó Bí thư, đội ngũ báo cáo viên các huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc cán bộ các ban chuyên môn Tỉnh đoàn.
(HBĐT) - Theo Tổ giúp việc BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, đến ngày 25/2, đã có 110 ý kiến đóng góp vào Lời nói đầu và 57 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
(HBĐT) - Trước hết phải khẳng định rằng bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự phát triển của Đảng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Về cơ bản các ý kiến của cán bộ đoàn và ĐV-TN trong toàn huyện đều nhất trí với các nội dung và bố cục của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời góp ý tập trung vào Chương II quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân” và Chương VI quy định về bảo vệ Tổ quốc. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau: