HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

(HBĐT) - Ngày 5/3, HĐND thành phố Hòa Bình khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Đến nay, Thường trực HĐND thành phố đã nhận được 31 ý kiến, 1 ý kiến cá nhân, 16 ý kiến của các phòng ban, đoàn thể, 14 ý kiến của HĐND phường, xã tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. đều nhất trí với những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố đã có đóng góp thêm một số ý kiến tại các Chương và Lời nói đầu như: tại Điều 4, Chương I các đại biểu cho rằng nên sửa “các tổ chức của Đảng” thành “tổ chức Đảng” vì Đảng cộng sản Việt Nam là một Đảng duy nhất cầm quyền. Tại Điều 72, Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc các đại biểu cho rằng nên sửa từ công an nhân dân Việt Nam cách mạng… từng bước hiện đại, làm nòng cốt… thành Công an nhân dân Việt Nam cách mạng… từng bước hiện đại, cùng với công an xã làm nòng cốt. Đồng thời, tại Điều 116, Chương IX các đại biểu cho rằng để phù hợp với các quy định khác của pháp luật hiện hành đề nghị sửa đổi, bổ sung “Căn cứ Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết, quyết định chủ trương và các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân tại địa phương; lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn vì HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Do đó, HĐND có quyền ra Nghị quyết, quyết định các chủ trương về phát triển KT-XH, AN-QP ở địa phương; việc lấy phiếu tín nhiệm bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định theo Nghị quyết của Quốc hội.

 

Tại kỳ họp hội nghị, các đại biểu còn đóng góp vào một số nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, như: quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, công dân có quyền và tự nguyện hiến, trao tặng các bộ phận cơ thể cho  người khác, mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, bậc tiểu học là bắt buộc không phải đóng học phí….

 

* Cùng ngày, HĐND huyện Kỳ Sơn khoá XVIII, tổ chức kỳ họp thứ 6 (Chuyên đề), về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Tính đến ngày 5/3, BCĐ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của huyện đã nhận được trên 40 ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trên toàn huyện. Các ý kiến tập trung vào các nội dung tại các chương I, chương II, chương III, Chương V, chương VII, Chương XI như xây dựng Đảng, Chính quyền, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quyền tự do công dân, con người…

 

                                                                                 Quý An

 

Các tin khác

Quang cảnh hội nghị.
Nguyễn Văn Ngọc  
Trưởng phòng Quản lý  tài nguyên, khoáng sản  
(Sở Tài nguyên và  Môi trường)
Nguyễn Thị Dung, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Kỳ Sơn
Không có hình ảnh

Văn phòng Tỉnh ủy: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn thể cán bộ, công chức đơn vị.

Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn, Hội LHPN huyện Cao Phong tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992.

Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 1/3, tại UBND huyện Kim Bôi, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức khảo sát việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bạch Thị Hương Thuỷ, chuyên viên VKSND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQ VN tỉnh, Sở Tư pháp và các tổ chức CT-XH trên địa bàn.

Góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp năm 1980, 1992 ghi nhận là một đảng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một tất yếu lịch sử. Từ khi thành lập đến nay, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc ta từ thân phận làm nô lệ lên làm chủ nước nhà, đất nước ta từ nghèo nàn lạc hậu trở thành quốc gia phát triển trong cộng đồng thế giới.

Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đảm bảo đúng tiến độ

(HBĐT) - Sáng 1/3, BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành là thành viên BCĐ tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành phố. Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

MTTQ huyện Cao Phong tham gia đóng góp ý kiến vảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Thường trực MTTQ huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến CBCCVC cơ quan MTTQ huyện và MTTQ 13 xã, thị trấn tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục