(HBĐT) - Tính đến nay, việc phân công đưa các đội viên trí thức trẻ (ĐVTTT) về các xã của huyện Đà Bắc theo Đề án 500 của Chính phủ vừa tròn 1 năm. Theo đánh giá, các đội viên bước đầu cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn đó những băn khoăn, trăn trở...

 

Sau 1 năm được phân công công tác tại xã Hào Lý, đội viên trí thức trẻ tình nguyện Quách Ngọc Huân (thứ 2 bên trái) đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tham mưu đắc lực cho cấp uỷ, chính quyền xã thực hiện hiệu quả các mặt VH-XH.

Thực hiện Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi ở địa bàn 62 huyện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500), sau quá trình tuyển chọn, ngày 24/7/ 2015, Sở Nội vụ đã ra Quyết định số 1018/QĐ-SNV về phân công ĐVTTT về nhận nhiệm vụ tại huyện Đà Bắc. Đồng chí Phạm Thị Hoa, Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Đà Bắc cho biết: Theo Quyết định của Sở Nội vụ, huyện Đà Bắc có 16 ĐVTTT được phân về công tác tại 16 xã của huyện. Trong đó có 3 đội viên được bố trí nhiệm vụ làm công tác văn phòng - thống kê, 7 đội viên được bố trí nhiệm vụ làm công tác tài chính - kế toán, 3 đội viên tác trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, 2 đội viên được bố trí trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, 1 đội viên làm công tác địa chính, nông nghiệp - xây dựng và môi trường. Nhìn chung, quá trình hoạt động, công tác tại các xã 100% ĐVTTT đã chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của UBND các xã; phát huy tốt sức trẻ, năng nổ, nhiệt tình trong công tác; phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công. Qua đánh giá kết quả công tác, 100% đội viên được cấp uỷ, chính quyền đánh giá cao. 

Đồng chí Đinh Văn Thuỷ, Bí thư Đảng uỷ xã Hào Lý chia sẻ: Theo đề nghị xã, xã Hào Lý có 1 ĐVTTT được phân công về phụ trách lĩnh vực văn hoá - xã hội. Qua thực tế công tác, chúng tôi thấy đây là cán bộ có năng lực, tâm huyết. Quá trình công tác tuy chưa dài nhưng đã tạo được những dấu ấn nhất định trong thực hiện nhiệm vụ được giao, trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ cơ quan cũng như xây dựng được mối quan hệ tốt, gắn bó với nhân dân. Đặc biệt, trong quá trình công tác, ĐVTTT đã phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là góp phần tích cực trong xây dựng các nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thông tin kịp thời về các mảng văn hoá - xã hội, chính trị thời sự đến với người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh hay thông qua các cuộc họp dân ở thôn, xóm...  

Tuy nhiên, theo đồng chí Phạm Thị Hoa: Mặc dù các ĐVTTT được cấp uỷ, chính quyền các xã đánh giá cao, thậm chí có 5/7 đội viên được phân công công tác trong lĩnh vực tài chính - kế toán đã được UBND huyện giao đảm nhiệm chức danh kế toán xã. Tuy nhiên, khách quan mà nói, sau 1 năm triển khai thực hiện, Đề án 500 ở huyện Đà Bắc vẫn chưa tạo được sự thay đổi rõ nét cho các xã có ĐVTTT. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của các xã đưa ra hầu hết là những vị trí cán bộ chuyên môn còn thiếu ở những lĩnh vực kế toán, tư pháp, văn hoá - xã hội, không có đội viên nào có chuyên môn ở các mảng kinh tế, nông nghiệp... Vì thế nên, các đội viên cũng chỉ được bố trí làm công tác chuyên môn tại xã. Họ cũng đã cố gắng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, tham mưu đắc lực cho cấp uỷ, chính quyền xã thực hiện tốt, có hiệu quả lĩnh vực chuyên môn được giao, còn việc phát huy vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ khác thì vẫn còn hạn chế. Mặt khác, do thời gian được bố trí, phân công nhiệm vụ công tác của các đội viên mới chỉ 1 năm thế nên đây cũng là giai đoạn để các đội viên tiếp xúc, làm quen với công việc, xây dựng mối quan hệ và tìm hiểu đời sống KT-XH, phong tục tập quán của xã nên việc tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH vẫn còn có những hạn chế nhất định.  

Có thể nói, sau 1 năm về công tác tại các xã trên địa bàn huyện Đà Bắc, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sự đón nhận của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân chính là động lực giúp các ĐVTTT vượt qua những khó khăn, vất vả. Nói như đồng chí Xa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng: Thêm một người là thêm một bàn tay, một khối óc nên chúng tôi rất mừng khi có thêm một trí thức trẻ, là người có kiến thức mới và năng lực để cùng với xã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, xây dựng NTM... Tuy nhiên, họ có phát huy được vai trò của mình giúp xã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH hay không, đó lại phụ thuộc vào nỗ lực, sự cố gắng  của các đội viên.

 

                                                                  Mạnh Hùng  

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục