(HBĐT) - Sáng ngày 8/11/2016, Quốc hội tiến hành Phiên thảo luận tại tổ đại biểu về Dự án Luật Thủy lợi. Tại tổ đại biểu số 03, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã tham gia phát biểu đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật:

 

1. ĐBQH Trần Đăng Ninh phát biểu:

            Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành Luật Thủy lợi

Tôi thấy rằng nước ta là nước có khí hậu khắc nghiệt, các công trình thủy lợi là rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để quản lý và vận hành các công trình thủy lợi một cách có hiệu quả cần có những quy định cụ thể của pháp luật. Do đó việc ban hành Luật Thủy lợi là việc cần thiết nhằm điều chỉnh vấn đề này.

Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh của Luật Thủy lợi

Tôi đề nghị cần làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Thủy lợi để không trồng chéo với các quy định của luật khác, như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư…v.v.

Thứ ba, về một số nội dung cụ thể

- Đề nghị Dự thảo Luật cần làm rõ khái niệm về “những công trình phụ trợ”.

- Đề nghị “Công trình trên kênh” là những công trình nào?. Đề nghị làm rõ trong Dự thảo Luật.

- Khái niệm “Hành lang bảo vệ công trình thủy lợi” trong Dự thảo Luật là chưa rõ ràng, như khoảng cách, như cấp có thẩm quyền…v.v. Đề nghị quy định rõ ràng.

- Về an toàn đập, đề nghị bỏ từ “bảo đảm”, đồng thời Dự thảo Luật phải có quy định về phần thượng lưu của công trình thủy lợi.

- Về “tình huống khẩn cấp” tôi thấy Dự thảo Luật quy định mang tính lý thuyết, chỉ quy định trong tần suất theo thiết kế. Đồng thời, đề nghị cần chỉnh sửa “đơn vị khai thác” chứ không phải “đơn vị sở hữu”.

- Tại Điều 22 và Điều 40 của Dự thảo Luật cần làm rõ cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thủy lợi để phù hợp với Điều 23.

- Tại Điều 24 chỉ nêu những công trình thủy lợi lớn mà không có quy định về quản lý, khai thác, sử dụng những công trình thủy lợi nhỏ lẻ. Đề nghị nêu rõ cơ quan nào tổ chức quản lý những công trình nhỏ lẻ và quản lý như thế nào.

- Về giá dịch vụ thủy lợi, đề nghị cần quy định rõ cơ quan nào quyết định giá, đồng thời quy định rõ giá tạo nguồn công trình thủy lợi./.

2. ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu

Thứ nhất, Trước hết tôi đồng tình với các ý kiến của các đại biểu phát biểu trước tôi về sự cần thiết ban hành Luật Thủy lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách tổng thể thì thấy mô hình chưa rõ ràng, Dự thảo Luật chưa định hình được ngành thủy lợi trong những năm tới sẽ như thế nào?. Nên khó xây dựng được luật mang tính hoàn chỉnh. Nếu xác định thủy lợi là chủ đạo thì phải quy định rõ ràng, nếu xã hội hóa thì phải quy định trách nhiệm của Nhà nước đến đâu, còn thị trường đến đâu,  Nhà nước tác động không nhiều mà phần lớn là thị trường. Theo quan điểm của tôi như vậy mới khả thi.

Thứ hai, Tôi thấy một số quy định trong Dự thảo Luật không phù hợp với các quy định của luật khác, như Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật đầu tư…v.v. Đề nghị cần rà soát để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đề nghị Dự thảo Luật cần làm rõ quyền của chủ sở hữu công trình thủy lợi và người khai thác công trình thủy lợi. Quy định rõ trách nhiệm của chủ sở hữu hay chủ đầu tư trong các trường hợp mà công trình thủy lợi không đáp ứng được yêu cầu, tôi đã tham khảo Luật thủy lợi của một số nước trong khu vực. Đề nghị cần rà soát trách nhiệm của các cơ quan tham gia đầu tư, cơ quan khai thác, thu hồi vốn đầu tư các công trình thủy lợi.

Đề nghị cần làm rõ thêm các công trình lưỡng dụng. Tôi đồng tình với các ý kiến cho rằng tới đây một số công trình thủy điện chuyển sang công trình thủy lợi.

Về vận hành các công trình thủy lợi tại Điều 25, tôi đề nghị cần có phân cấp mạnh hơn; tại Điều 37, Điều 38 đề nghị phân cấp mạnh hơn cho địa phương, tăng quyền lực cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc ban hành các chính sách về quản lý các công trình thủy lợi.

Về thành lập các tổ chức quản lý tại Điều 69, đề nghị quy định rõ thẩm quyền quản lý cấp tỉnh là cơ quan nào. Một số quy định không rõ ràng, không gắn trách nhiệm quản lý các công trình thủy lợi với cấp huyện, cấp xã.

 Đề nghị làm rõ thẩm quyền quản lý đất đai đối với công trình thủy lợi tại Điều 49, Điều 51, Điều 52; về hành lang an toàn công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người dân./.

3. ĐBQH Nguyễn Thanh Hải phát biểu

Thứ nhất, Tôi rất băn khoăn với việc chuyển phí thủy lợi sang giá dịch vụ thủy lợi. Tôi đồng tình với ý kiến phát biểu của đại biểu Bình về việc cần có báo cáo đánh giá tác động của quy định chuyển phí sang giá. Tôi thấy việc thu thuế sử dụng đất với việc thu phí sử dụng nước là có mâu thuẫn.

Thứ hai, tôi đại diện nhân dân tỉnh Hòa Bình, rất băn khoăn, lo lắng về tính an toàn của công trình Thủy điện Hòa Bình. Tính ảnh hưởng rất lớn nếu xảy ra mất an toàn đối với công trình này.

Tại Điều 47, chúng tôi băn khoăn với câu “hành lang an toàn xả lũ”. Nếu xả lũ công trình thủy điện Hòa Bình với 3000m­3/s thì tính sao, sẽ gây ngập lụt nhiều khu vực. Do đó, tôi đề nghị cần có một Điều riêng trong Dự thảo Luật thủy lợi quy định về vấn đề này./.

 

                                                              Phan Thanh Nga

                                                                   

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục