(HBĐT) - Chiến dịch Xuân Lộc (từ ngày 9 - 21/4/1975), chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào thị xã Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Sài Gòn nhằm tiêu diệt lực lượng địch phòng giữ phía đông Sài Gòn, tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-30/4/1975).

 

5 giờ 30 phút ngày 9/4, chiến dịch mở màn, ta đồng loạt nổ súng tiến công Xuân Lộc và tiểu khu Long Khánh. Tuy nhiên, chỉ có Sư đoàn 6 tập kích chiếm 6 chốt của địch và làm chủ một đoạn quốc lộ 1 từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con. Ngày 10/4, ta tiếp tục đột phá Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 43 (Sư đoàn 18), đánh Lữ đoàn 1 dù vừa đổ xuống Tân Phong. Địch phải điều thêm 1 liên đoàn biệt động quân, Trung đoàn 8 (Sư đoàn bộ binh 5)... tăng viện cho Xuân Lộc. Ngày 11/4, ở thị xã Xuân Lộc, trên các hướng ta và địch giằng co quyết liệt. ở hướng chia cắt Sư đoàn 6 tổ chức tiến công Tiểu đoàn 1 của chiến đoàn 52, nhưng diệt không gọn.  

Chỉ huy Trung đoàn 3 (Sư đoàn 304) bàn phương án tác chiến trong chiến dịch Xuân Lộc. ảnh: TL

Quyết giữ Xuân Lộc, ngày 12/4/1975, địch tăng cường thêm Lữ đoàn 1 dù, Lữ đoàn 3 thiết giáp, Chiến đoàn 3 (Sư đoàn 5), Liên đoàn biệt động quân, các Trung đoàn thiết giáp số 315, 318, 320; toàn bộ hỏa lực pháo binh của Quân đoàn 3 và của không quân từ 2 sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất trực tiếp tham gia chi viện các các mũi phản kích; thậm chí địch còn sử dụng cả loại bom cháy CBU mà thế giới cấm sử dụng để đối phó với ta. Như vậy, lực lượng địch ở Xuân Lộc - Long Khánh đã chiếm  50% bộ binh và 60% pháo binh, hầu hết số lượng xe tăng, xe thiết giáp của Quân đoàn 3 và lực lượng tổng dự bị chiến lược (tương đương 1 sư đoàn) của Quân đội Sài Gòn.  

Sự biến động lớn về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch tại Xuân Lộc đã khiến chiến sự tại đây trở nên hết sức căng thẳng, quyết liệt. Qua 3 ngày chiến đấu, mặc dù ta đã chiếm được một số mục tiêu, diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số địa bàn quan trọng nhưng ta vẫn chưa tiêu diệt gọn được một tiểu đoàn nào của địch, hơn nữa bộ đội ta bị thương vong nhiều, buộc phải có phương án thay thế. Do đó, ngày 13/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định ngừng tiến công, chuyển từ phương án tiến công trực diện sang đánh bao vây, chia cắt…  

Ngày 15/4/1975, các đơn vị ta được pháo binh chi viện tiến công giải phóng hoàn toàn Chi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Giây, cắt đứt quốc lộ 1 (đoạn Xuân Lộc - Bàu Cá) và quốc lộ 20 (đoạn Túc Trưng - ngã ba Dầu Giây), bao vây, cô lập thị xã Xuân Lộc. Để cứu vãn tình hình, trong hai ngày (16 và 17/4), Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3, Quân đội Việt Nam Cộng hòa tức tốc điều Lữ đoàn 3 thiết giáp, Chiến đoàn 8 (Sư đoàn 5), với hơn 100 khẩu pháo cỡ lớn ở các căn cứ: Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay chiến đấu chi viện mỗi ngày, thực hiện phản kích hòng chiếm lại Dầu Giây. Các trận đánh diễn ra ác liệt ở Hưng Nghĩa, điểm cao 122, lực lượng địch bị đẩy lùi về Bàu Cá.  

Cùng thời gian này, cánh quân Duyên Hải đã đập tan “lá chắn thép” Phan Rang, giải phóng Phan Thiết, Hàm Tân; đồng thời, tiến vào khu vực Rừng Lá, uy hiếp trực tiếp Xuân Lộc. Trong khi đó, tại khu vực Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 tiếp tục tiến công, đánh bại các chiến đoàn 43 và 48, tiêu hao nặng Lữ đoàn 1 dù của địch…  

Trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa ra lệnh rút quân khỏi Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng. Để khỏi bị truy diệt, ngày 20/4/1975, địch huy động hàng chục khẩu pháo đặt ở các căn cứ Nước Trong, Trảng Bom bắn hàng trăm quả đạn vào trận địa Quân đoàn 4 đang chốt giữ để nghi binh thu hút sự chú ý của ta; đồng thời, lợi dụng trời mưa lớn, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy về Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng quốc lộ 2.  

Ngày 21/4/1975, Chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được hoàn toàn giải phóng.  

 

(Trích theo Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) 

 

Các tin khác


Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xây dựng Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc vững mạnh toàn diện

Nhờ chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế là nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận an ninh, trật tự từ cơ sở, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục